Thịnh Hành 5/2024 # Tiểu Đường Ăn Khoai Sọ Được Không? – Đừng Dại Nếu Không Muốn Đường Huyết “Tăng Vọt” # Top 9 Yêu Thích

Khoai sọ là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, hàm lượng tinh bột cao nên bệnh nhân tiểu đường thường dè dặt khi sử dụng loại củ này. Rất nhiều người thắc mắc: Vậy, tiểu đường ăn khoai sọ được không? Để có đáp án cho câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ thành phần dinh dưỡng cũng như tác động của nó đến cơ thể.

Dinh dưỡng trong củ khoai sọ

Phân tích dinh dưỡng cho thấy, cứ 100g khoai sọ sẽ bổ sung cho cơ thể 372,6 Calo và các dưỡng chất như sau:

0,05g vitamin B1.

0,06g vitamin B2.

0.64g vitamin B3.

0,17g kẽm.

0,12g đồng

0,12g boron.

1,1g protein.

0,2g chất béo.

3,6g chất xơ và 1,3g chất xơ hòa tan.

19,2g tinh bột.

15mg vitamin C

38mg Canxi

87mg Phốt pho

41mg Magie

11mg Natri

354mg Kali

1,71mg Sắt.

Có thể thấy củ khoai sọ có hệ dinh dưỡng rất đa dạng. Điều này cũng có nghĩa là người sử dụng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn khi sử dụng loại củ này.

Lợi ích của củ khoai sọ với sức khỏe

Củ khoai sọ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và tạo ra nhiều tác động tích cực đến cơ thể

Hỗ trợ tiêu hóa: Củ khoai sọ có chứa hàm lượng chất xơ cao. Đây là thành phần giúp tăng thể tích phân, tăng khả năng giữ nước ở trong phân và hỗ trợ hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế bị táo bón cũng như tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Ngăn ngừa ung thư: Thành phần polyphenol trong củ khoai sọ được biết đến như một chất chống oxy hóa có tác dụng thu dọn gốc tự do, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Một số thí nghiệm trong ống nghiệm đã cho thấy, khoai sọ có thể ức chế sự phát triển của ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Tăng miễn dịch: Tác động này có được là nhờ các hợp chất như: phenolic, glycoalkaloids, saponin, axit phytic và protein. Nhóm chất này có khả năng chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch và kháng khuẩn. Ngoài ra, thành phần vitamin C trong khoai sọ giúp tăng cường khả năng chống lại các bệnh cảm lạnh, cảm cúm,….hiệu quả.

Tốt cho mắt: Các thành phần như: beta-carotene và cryptoxanthin trong củ khoai sọ giúp cải thiện tình trạng khô mắt. Ngoài ra, những chất này còn hoạt động như một chất oxy hóa giúp ngăn tình trạng thoái hóa hoàng điểm. Nhờ vậy, đôi mắt của bạn được bảo vệ tốt hơn.

 Người tiểu đường ăn khoai sọ được không?

Có thể thấy, củ khoai sọ đem đến cho cơ thể rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để biết người tiểu đường có ăn khoai sọ được không, bạn cần tập trung vào thành phần tinh bột và chỉ số đường huyết của loại củ này. Theo đó, cứ 100g khoai sọ sẽ cung cấp cho cơ thể 19,8g tinh bột và chỉ số đường huyết là 58. Chỉ số này cho thấy, khoai sọ không phải là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Huy Cường: Ăn khoai sọ sẽ không khác gì bạn ăn cơm trắng bởi hàm lượng tinh bột trong củ khoai sọ rất cao. Khi bệnh nhân ăn vào sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, thậm chí còn tăng cao hơn so với khi bạn ăn trực tiếp một viên đường có cùng khối lượng và chỉ số calo tương đương.

Trên thực tế, dù không phải là thực phẩm tối ưu nhưng bệnh nhân cũng không cần loại bỏ hoàn toàn khoai sọ ra khẩu phần ăn của mình. Thay vào đó, khi lựa chọn khoai sọ, bạn có thể giảm bớt các loại thực phẩm chứa tinh bột khác. Ngoài ra, bạn cũng nên chia nhỏ lượng khoai trong mỗi bữa ăn để tránh tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột.

Từ những phân tích phía trên, chúng ta có thể đưa ra kết luận về vấn đề “người tiểu đường ăn khoai sọ được không?” như sau: Khoai sọ không phải là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, khi khống chế lượng vừa phải, bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại củ này trong bữa ăn hàng ngày.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường

Đảm bảo các nguyên tắc chung

Đây là những nguyên tắc áp dụng chung khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường.

Đủ dinh dưỡng: Mặc dù phải ăn kiêng nhưng chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường vẫn phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm: Chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước.

Không gây tăng đường huyết: Các thực phẩm tốt cho người tiểu đường cần đảm bảo đường máu không bị tăng vọt sau bữa ăn vì có thể gây ra những biến chứng cấp tính.

Không làm hạ đường huyết: Một số người bệnh vì quá lo lắng mà cắt hẳn nhóm thực phẩm đường bột. Điều này khiến người bệnh dễ bị hạ đường huyết sau bữa ăn 1 vài giờ. Hệ quả là người bệnh mệt mỏi, uể oải, vô lực, thậm chí là ngất xỉu.

Kiểm soát yếu tố nguy cơ: Người bệnh cần hạn chế những thói quen ăn uống làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề như rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp hay tổn thương thận,…

Phù hợp với khẩu vị: Ngoài các yêu cầu về dinh dưỡng và sức khỏe, chế độ ăn cần phải phù hợp với khẩu vị và sở thích của bệnh nhân. Như vậy, cơ thể bệnh nhân sẽ hấp thu tốt hơn và tránh được tâm lý mệt mỏi mỗi khi đến bữa. .

Tổng mức năng lượng cần thiết hàng ngày.

Mức năng lượng sẽ thay đổi theo thể trạng, tình trạng bệnh lý, tính chất công việc và chế độ ăn hiện tại của của mỗi người bệnh. Dựa trên những yếu tố này, các chuyên gia dinh dưỡng đã chia nhỏ tiêu chuẩn năng lượng cho từng hạng mục như sau:

Tổng mức năng lượng cho bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân: Ở nam giới là 26 kcal/kg/ngày và nữ giới là 24 kcal/kg/ngày.

Mức độ lao động: Đối với bệnh nhân đang nằm điều trị tại giường thì tổng mức năng lượng cần là: 25kcal/kg/ngày. Bệnh nhân có lao động nhẹ và vừa cần tổng năng lượng là: 30 – 35 kcal/kg/ngày. Bệnh nhân lao động nặng cần năng lượng là: 35 – 40 kcal/kg/ngày.

Tỷ lệ từng nhóm dinh dưỡng trong tổng năng lượng cần thiết

Thực phẩm bổ sung glucid: Nên chiếm 50 – 60% tổng năng lượng của khẩu phần ăn.

Thực phẩm bổ sung protein: Nên chiếm 15 – 20% tổng năng lượng của khẩu phần ăn.

Thực phẩm bổ sung Lipid: Nên chiếm 20 – 30% tổng năng lượng của khẩu phần ăn của người có cân nặng bình thường và không bị rối loạn lipid máu. Với bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân thì thực phẩm nhóm này cần đảm bảo chiếm dưới 30% tổng năng lượng của khẩu phần ăn.

Lượng Cholesterol đưa vào cơ thể mỗi ngày nên ở mức dưới 300mg.

Lượng chất xơ cung cấp cho cơ thể mỗi ngày nên đạt từ 20 – 35g.

Một số biện pháp giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Lập nhật ký dinh dưỡng

Bệnh nhân tiểu đường nên lập kế hoạch dinh dưỡng và theo dõi hiệu quả từ kế hoạch này. Cụ thể, người bệnh cần kiểm soát được mỗi bữa mình ăn gì, ăn với lượng bao nhiêu và sau khi ăn thì đường huyết thay đổi như thế nào. Dựa vào đó, bệnh nhân có thể tự điều chỉnh và lựa chọn được thực phẩm phù hợp với sức khỏe của mình.

Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày

Đây là phương pháp kiểm soát đường huyết rất hiệu quả. Việc tập luyện đều đặn không chỉ giúp cơ thể tiêu thụ nhiều đường hơn làm giảm đường máu mà còn tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào. Điều này đặc biệt tốt cho bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Tuy nhiên, người bệnh không nên vì thế mà quá lạm dụng phương pháp này. Thời gian và cường độ tập luyện cần được điều chỉnh để phù hợp với thể trạng của bản thân. Tránh việc tập luyện quá mức khiến cơ thể mệt mỏi và gây tụt đường huyết. Hãy luôn chắc chắn rằng đường huyết của bạn ở trên ngưỡng 100 mg/ dL trước khi bắt đầu tập luyện.

Hạn chế những yếu tố gây tăng đường huyết

Du lịch: Du lịch là một cách giúp cuộc sống của bạn trở nên phong phú và thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn trọng với việc thay đổi giờ giấc hoạt động và thực đơn bữa ăn. Những điều này có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao bất thường.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Đây là phương pháp đang được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Lý do là nhiều loại thảo dược cho tác dụng kiểm soát đường huyết rất tốt nhưng lại rất ít nguy cơ tác dụng phụ. Đặc biệt, với bệnh nhân tiểu đường type 2, khi sử dụng thảo dược kết hợp cùng chế độ ăn uống, tập luyện và kiêng khem hợp lý có thể sẽ không cần phải dùng đến thuốc điều trị.

Hiện nay, loại thảo dược được nhiều bác sĩ tin tưởng nhất là cây Giảo cổ lam. Đây là loại thảo dược đã được nghiên cứu bởi nhiều đơn vị trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Giảo cổ lam cũng được ứng dụng vào rất nhiều sản phẩm giúp cải thiện đường huyết, cải thiện huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu, tim mạch…

Tại Việt Nam, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đã và đang được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường lựa chọn. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới 2 dạng là viên uống thảo dược là túi lọc trà, phù hợp với điều kiện và thói quen sử dụng của mỗi người. Đây cũng là một trong số ít sản phẩm có công bố nghiên cứu rõ ràng, nguồn gốc dược liệu sạch đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Giảo cổ lam Tuệ Linh có tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết, cải thiện và tăng cường chức năng tim mạch. Nhờ đó, giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ gặp phải các biến chứng do tiểu đường gây ra. Bạn có thể đặt mua sản phẩm trực tiếp tại công ty hoặc tìm mua tại các siêu thị lớn và nhà thuốc trên cả nước.

Lời kết

Tiểu đường ăn khoai sọ được không là vấn đề nhỏ trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường. Hy vọng, nội dung hôm nay đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình đồng thời cung cấp được kiến thức tổng quan để có một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý hơn.

Nguồn tham khảo

http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/bo-mon-dinh-duong/che-do-an-cho-benh-nhan-dai-thao-duong/1150/

https://www.healthline.com/nutrition/taro-root-benefits

https://www.webmd.com/diet/health-benefits-taro-root#1