Xem Nhiều 4/2024 # Cách Sử Dụng Phân Chuồng Hiệu Quả Nhất Cho Cây Trồng # Top 1 Yêu Thích

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Phân chuồng là gì

2. Ưu & nhược điểm phân chuồng 

3. Các loại phân chuồng phổ biến nhất

Phân chuồng là phân hữu cơ được hình thành từ phân do động vật thải ra, phân chủ yếu là hỗn hợp của phân, nước tiểu và chất độn, phân không những cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn bổ sung hữu cơ cho đất giúp tăng thêm độ phì nhiêu tơi xốp… 

Đây là loại phân có rất nhiều hiện nay vì hàng năm bình quân gia súc được nuôi trong chuồng cung cấp lượng phân (kể cả độn) rất lớn như: 

Lợn : từ 1,8 – 2 tấn mỗi con hàng năm

Dê : từ 0,8 – 0,9 tấn mỗi con hàng năm

Trâu bò: từ 8 – 9 tấn mỗi con hàng năm

Ngựa : từ 6 – 7 tấn mỗi con hàng năm

* Ưu điểm

– Cung cấp dinh dưỡng đa lượng (phân lân, đạm,kali), trung (canxi, mg, na) và vi lượng (kẽm, đồng…) cho cây trồng

– Bổ sung thêm chất hữu cơ, giúp tăng chất mùn để cải tạo đất và tăng độ phì nhiêu đất

– Kích thích khả năng phát triển của rễ cây

– Tăng thêm khả năng chống chịu cho cây trước nhiều điều kiện thời tiết như nắng hạn hán, xói mòn…

– Giúp tăng hiệu quả khi sử dụng phân hóa học

* Nhược điểm

– Thời gian xử lý dài, hiệu lực chậm, hàm lượng dinh dưỡng thấp so với các loại phân bón khác

– Hàm lượng đạm nguyên chất có trong phân khá thấp

– Khi sử dụng phân chuồng thì thường cần bón khối lượng lớn, chi phí vận chuyển tốn kém, tốn thêm cả nhiều nhân công

– Để sử dụng được phân chuồng cần phải biết chế biến, nếu không chế biến hoặc để phân còn tươi sẽ mang theo mầm bệnh gây ảnh hưởng tới cây trồng như bào tử nấm bệnh, virus, hạt giống cỏ dại, vi khuẩn… trong đó có thể có cả vi khuẩn thổ tả, trứng giun sán… gây ảnh hưởng sức khỏe con người.

– Phân chuồng khi bón sẽ làm chua đất bởi phân lên men có chứa axit hữu cơ, để khắc phục điều này thù khi bón nên kết hợp cùng với vôi.

3.1 Phân bò

Đặc tính của phân bò : 

+ Chất hữu cơ trong thành phần của phân bò cây rất khó để hấp thụ nên cần phải trải qua thời gian dài để chuyển hóa được

+ Thân thiện với môi trường, được nhiều người tin dùng để cải tạo đất.

Công dụng :

+ Giữ ẩm cho cây, tránh hạn tốt

+ Giúp đất tơi xốp với hàm lượng hữu cơ cao, giúp giảm thiểu hiện tượng rễ cây bị thối

+ Giảm khả năng thoát phân bón do bị rửa trôi hoặc bay hơi

+ Với các vi sinh vật có lợi giúp tăng độ dinh dưỡng cho cây trồng

Điều cần chú ý nhất khi dùng phân bò là bởi phân có nguồn gốc là từ cỏ dại cho nên sẽ chứa không ít hạt cỏ, nếu không xử lý thì sẽ phát sinh cỏ dại. Chính vì điều này nên các mầm bệnh trong cỏ dại có thể lây sang cây trồng.

Cách dùng phân bò

+ Phân bò để khô thích hợp để bón lót

+ Đối với cây con thì không nên bón quá nhiều phân bò vì có ở trong phân có thể làm cây bị suy dinh dưỡng

+ Không bán trên bề mặt vì có thể khiến lây mầm bệnh cho cây, bón vừa đủ xung quanh gốc là được

+ Phân bò thích hợp với các loại cây như: cây cảnh, rau sạch, cà phê, chuối, thanh long (giúp cho quả to và ngọt).

3.2 Phân gà

Công dụng của phân gà 

+ Cung cấp hàm lượng hữu cơ cao giúp tăng sự phát triển hệ vi sinh vật có ích

+ Giúp tăng thêm hương vị cho rau màu và cây trái

+ Tăng sức đề kháng cho cây, giảm bệnh như vàng lá, chắc hạt, xoắn lá…

+ Cải tạo đất thêm phần tơi xốp, giảm chua, giảm mặn … hạn chế được trùng rễ, sưng rễ và tái tạo nhanh

Cách sử dụng phân gà 

+ Bón phân trong thời kỳ phát triển của cây

+ Bón lót trước khi gieo hoặc trồng, rải đều theo luống rãnh rồi cào đều trên bề mặt đất

+ Bón thúc, kết hợp với loại phân vô cơ khác, bằng cách xới đất, rải phân đều rồi trộn với đất.

+ Nếu là phân gà tươi thì ủ ít nhất 4 tuần trước khi dùng, không bón phân tươi cho cây mà phải ủ hoai.

+ Có thể kết hợp cùng phân khô – Nitơ (N) để kích thích phát triển cho lá

+ Phân có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên chỉ bón khoảng 1/3 so với lượng phân chuồng khác bởi bón nhiều có thể gây hại cho cây.

+ Phân gà phù hợp với các loại cây như : ớt (hạn chế sâu bệnh, cho nhiều trái), cây ăn trái (bón trong thời kỳ dưỡng trái)… 

+ Không phù hợp với các như : cây rau, cây lấy ngọn (bí, bầu)

3.3 Phân dê

Công dụng 

+ Tăng thêm độ màu mỡ cho đất đai từ đó giúp tăng năng suất cây trồng

+ Tạo sự đa dạng cho hệ thống vi sinh vật có ích lợi trong đất

+ Giảm đi dư lượng chất hóa học trong cây trồng và đất

Cách sử dụng phân dê

+ Phân dê khô không nóng có thể bón trực tiếp lên cây

+ Trộn phân dê hoai mục với đất trước khi trồng cây sẽ giúp đất tơi xốp, dễ dàng cung cấp dinh dưỡng cho cây, rễ cây hấp thụ dễ dàng hơn

+ Đối với bón thúc thì khi cây lớn hãy đào rãnh quanh gốc cây sau đó bón phân rồi lấp đất lại

+ Nên bón phân vào mùa thu, các chất trong phân sẽ ngấm dần vô đất trong mùa đông rồi đến mùa xuân sẽ phát huy mạnh tác dụng.

+ Phân dê chủ yếu được dùng để bón hoa hồng (giúp cây bụ bẫm hơn), hoa lan, rau màu.