Thịnh Hành 5/2024 # Giao Lưu Trực Tuyến – Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Lĩnh Vực Tài Chính, Ngân Hàng, Đầu Tư # Top 8 Yêu Thích

Câu hỏi dành cho diễn giả Nguyễn Thu Hà – MBA, Đại học Queensland, Úc, FTMS Hà Nội Manager

1. Huỳnh Kim Hoàng Vũ – HCM: Ước mơ trong tương lai của em là trở thành 1 giám đốc tài chính và hiện giờ em đang phân vân không biết nên theo học chương trình CFA hay CIMA -khi cả 2 chứng chỉ này đều rất cần thiết cho vị trí công việc trên. anh chị có thể tư vấn cho em 1 lộ trình thiết thực?

2. Vũ Đình Việt – AOF: Em muốn có tấm bằng danh giá nhất của lĩnh vực tài chính- đầu tư, em muốn hỏi chị là em phải học chứng chỉ gì, bao nhiêu lâu và đk gì để được học?

 Ms Nguyễn Thu Hà: CFA là một trong những chứng chỉ danh giá nhất dành cho những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực tư vấn và đầu tư. CFA được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá năng lực và đạo đức nghề nghiệp của người làm trong lĩnh vực này. CFA có thể làm trong khoảng 2-3 năm. Em có thể vừa học ở đại học hoặc vừa làm việc và học CFA. Điều kiện để học tốt và thi đậu CFA là em cần có ngoại ngữ Anh văn ở trình độ nhất định, có nền tảng kiến thức cơ bản về kế toán và tài chính. Trên hết em cần có sự quyết tâm theo đuổi lĩnh vực đầu tư và tài chính để có thể vững tin theo đuổi chứng chỉ này.

 3. Phạm Công Kiên – Kharkov Ucraina: những người muốn tiếp cận lĩnh vực tài chính, đầu tư cần chuẩn bị cho mình những gì, và thực sự có cần sự đam mê?

Ms Nguyễn Thu Hà: Những gì cần chuẩn bị cho nhà đầu tư tài chính thì chị đã trả lời ở trên. Còn đam mê là điều mặc dù chưa được nhắc đến nhưng không thể thiếu để mang tới thành công thực thụ. Khi em có sự yêu thích công việc và trang bị đầy đủ kiến thức về lĩnh vực này, em có thể khởi nghiệp và tự tin làm việc trong lĩnh vực này. Nhưng thiếu niềm đam mê, em khó có thể duy trì và phát triển công việc của em trong thời gian dài, và với hiệu quả cao. và chỉ khi đó nhà tuyển dụng mới đánh giá cao

4. Tran Duc Viet – AOB: Em muốn học CFA ở FTMS thì sẽ nộp tiền như thế nào? mỗi lần đóng sẽ hết bao nhiêu và đóng bao nhiêu lần ạ??? e hỏi coi như lần nào thi cũng đỗ ngay từ lần thi thứ nhất ạ

Ms Nguyễn Thu Hà: Cảm ơn em đã quan tâm tới khóa học CFA ở FTMS. Em có thể tham khảo chi tiết về học phí và các chính sách ưu đãi giảm học phí tại link https://www.ftmsglobal.edu.vn/khai-giang-lop-cfa-level-1-va-level-2-vao-thang-11-2013-cho-ky-thi-thang-06-2014. Chuẩn bị cho kỳ khai giảng tháng 6/2014, e có thể được chiết khấu lên tới 40%. Nếu em gặp khó khăn về tài chính, tùy theo tình hình thực tế của học viên, FTMS có thể hỗ trợ em được đóng học phí nhiều lần. Việc đậu CFA ngay từ lần đầu tư phụ thuộc rất nhiều và nỗ lực của em, và đội ngũ giảng viên kỳ cựu của FTMS sẽ hỗ trợ em để thành công

Khai giảng lớp CFA Level 1 và Level 2 vào tháng 11/2013 cho kỳ thi tháng 06/2014

chúng tôi

Như vậy, mùa thi 06/2014 của chương trình CFA – bằng Phân Tích và Đầu Tư Tài Chính của Hòa Kỳ đã sắp tới gần!

5. Bùi Thị Chinh – Đại học kinh tế: Khi nào thì biết mình có đủ trình độ học CFA

Đăng ký lớp CFA Foundation @ FTMS Hà nội trước ngày 25/07/2013 tiết kiệm lên tới 2.895.000 VND

chúng tôi

6. Nguyễn Thị Thúy – AOF: Khóa học nào là tốt nhất cho người bắt đầu?

Trên hết để có thể học được tất cả những vấn đề này, bạn sẽ cần có kiến thức nền tảng về kế toán và phân tích tài chính. Các khóa học cung cấp kiến thức này như khóa học Dự bị CFA, hay một số môn học về kế toán tài chính của chương trình Kế toán quốc tế FIA (CAT) có thể phù hợp với những người bắt đâu. Ở các khóa học này, em không chỉ được cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản để có thể hiểu các thành phần của báo cáo tài chính và phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp… em còn được học các thuật ngữ và khái niệm về đầu tư trong tiếng Anh để có thể dễ dàng học tiếp lên cao hơn các khóa học chuyên sâu và nâng cao về phân tích tài chính đầu tư như Chương trình CFA của Hoa Kỳ…Em có thể tham khảo khóa học này tại https://www.ftmsglobal.edu.vn/ftms-hanoi-khaigiang-cfa-foundation

Đăng ký lớp CFA Foundation @ FTMS Hà nội trước ngày 25/07/2013 tiết kiệm lên tới 2.895.000 VND

chúng tôi

7. Hoang Thanh – Hồ Chí Minh: Em chào chị, cho em hỏi là nếu định hướng của mình là trở thành chuyên viên phân tích tài chính thì nên học MBA hay masters in finance ạ?

 Ms Nguyễn Thu Hà: Em có thể thấy MBA ở Mỹ có chuyên ngành sâu về finance. Hầu hết các chương trình thạc sỹ về kinh tế ở Mỹ đều gọi là MBA. Còn ở các nước khác, nhiều trường có khóa học Master in finance …. Dù ở đâu, khóa học nào, em cũng nên học chuyên sâu về tài chính và kế toán nếu định hướng của em là chuyên viên phân tích tài chính. MBA nhìn chung dành cho quản trị doanh nghiệp.

Ms Nguyễn Thu Hà: Học một ngôn ngữ cho thật giỏi. Tiếng Anh luôn là ngôn ngữ của công việc và chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nếu bạn có thời gian bạn có thể chọn một ngôn ngữ theo sở thích của bạn.

9. Ngô Tuấn Anh – Hà Nội: Em đang trong quá trình tìm hiểu về CFA nhưng không rõ là nhất thiết phải là năm cuối ĐH mới được thi lv1 hay không. Nếu e muốn thi vào năm 1/ năm 2/ năm 3 ĐH thì có được không ạ? Với cả nếu mình khai info sai để thi lv1 thì lúc thi lv2 họ có đối chiếu hay ntn đấy mà làm lv1 mình bị invalid không nữa. Em xin cảm ơn trước ạ.

Ms Nguyễn Thu Hà: Em có thể thi CFA level I khi em là sinh vien năm 1, 2, hay 3 mà không nhất thiết là sv năm cuối đại học. Em ko sai vì khi đăng ký thi em đk dạng “on progress” và em không vi phạm quy định của CFA

10. Nguyễn Thị Mai – Học viện ngân hàng: Thưa chị, em còn một năm nữa là ra trường, em học chuyên ngành kiểm toán và có mong muốn sau khi ra trường được vào làm cho các công ty kiểm toán, hiện trình độ tiếng anh của em ở mức 700đ toeic, 5.5 ielts. Vì thời gian gấp quá,nên em chỉ có thể chọn 1 trong 2: học tiếp các khóa học tiếng anh ielts để phát triển tiếp 4 kỹ năng nghe nói đọc viết hoặc đi học chương trình FIA. Hiện tại thì em đã chọn học môn F3, thời gian tới em tiếp tục học F1, F2. Do vậy, em không học ielts nữa. Sự lựa chọn của em có đúng hướng không ạ? Vì e lo ngại nếu học FIA thì kỹ năng nói và viết của em sẽ không được trau dồi, có thể không qua được bài test của các công ty kiểm toán.

Ms Nguyễn Thu Hà: Nếu đã hoàn thành F3 thì học tiếp F1, F2 chắc chắn là lựa chọn đúng. Vì khi hoàn tất 3 môn này em sẽ có được chứng chỉ Diploma in accounting and business của Hiệp hội ACCA. Khi apply vào các công ty kiêm toán, việc theo đuổi ACCA, và hoàn thành chứng chỉ Diploma này thể hiện cam kết của em với nghề kiểm toán. Nhà tuyển dụng giờ đây rất cần người có niềm đam mê và sự cam kết để theo đuổi những công việc và nghề nghiệp nhiều thử thách như kiểm toán. Trong quá trình học F1, F2, F3, chắc chắn em sẽ improve được trình độ ANh văn của em rất nhiều. Nhưng về kỹ năng nói tiếng Anh thì đúng là em sẽ phải tự luyện tập với bạn bè, người thân … Em nên nghe đài, kênh truyền hình tiếng ANh nhiều như CNN, Bloomberg, Discovery… vì khi không có cơ hội nói nhiều như khi được nghe nhiều có thể giúp em tích lũy một số từ, ngữ điệu, cách phát âm và quen với tiếng Anh khi em cần giao tiếp, hay nghe với các nhà tuyển dụng ở bài interview tuyển dụng.

11. Vũ Thị Mai Anh – Hà Nội: Thưa chị Hà, FTMS có đơn vị đào tạo ở các nước Anh, Mĩ, Úc không ạ? Nếu em đang học dở 1 chứng chỉ nào đó của FTMS Vietnam thì em có thể tiếp tục học và thi ở nước ngoài được không? Có ưu đãi hay ưu tiên gì trong trường hợp em vừa nếu không ạ?

Em có thể học song song Thạc sĩ và 1 chứng chỉ hành nghề được không ạ?

Có chứng chỉ hành nghề nào mà học tới một bậc nào đó có thể làm thềm research hoặc làm test để đồng thời có bằng Thạc sĩ không ạ?

Ms Nguyễn Thu Hà: Cảm ơn câu hỏi của em. FTMS hiện chưa có cơ sở đào tạo ở Anh, Mỹ và Úc, mà mới có tại các nước như Singapore, Malaysia, Hong Kong, Ấn độ, Brunei, Uganda… Nếu đang học dở ở FTMS Việt Nam em có thể theo học tiếp tại các cơ sở của FTMS ở nước ngoài. Với các chứng chỉ quốc tế như CFA, ACCA, hay CIMA em hoàn toàn có thể thi tại bất kỳ nước nào trên thế giới. Ví dụ, level I em thi ở Hà nội, Level II em có thể thi ở Úc, hay Mỹ… Em có thể vừa học chương trnhf thạc sỹ, và một chứng chỉ hành nghề và trên thực tế có một số người cũng học như vậy.

Có chứng chỉ hành nghề nào mà học tới một bậc nào đó có thể làm thềm research hoặc làm test để đồng thời có bằng Thạc sĩ không? – Có, ít nhất như những gì FTMS có thể tư vấn học viên, Nếu em có chứng chỉ ACCA, và làm 2 bài thi và một bài luận để có bằng MBA của đại học Oxford Brookes của ANh Quốc.

Vũ Thị Mai Anh: Dạ vâng, em cám ơn chị Vậy để khi nào có thời gian em sẽ qua FTMS để được tư vấn thêm ạ

12. Nguyễn Việt Tùng – NEU: chị nhận định thế nào về thị trường lao động mảng Ngân hàng tài chính trong khoảng 10 năm sắp tới ạ? Mô hình phát triển thị trường này của đất nước nào sẽ phù hợp hoặc có nét tương đồng với Việt Nam ạ?

Ms Nguyễn Thu Hà: chị nghĩ câu hỏi này nên dành co các chuyên gia kinh tế của chính phủ. Với cá nhân chị, ngân hàng tài chính vẫn là ngành hot về nhân sự trong nhiều năm tới vì sự thú vị của công việc, hấp dẫn của mức thù lao của ngành này. Tuy nhiên, sự phân hóa sẽ rất lớn, đòi hỏi em phải có chuyên môn sâu, cao để có thể nổi trội

14. Chu Đức Dũng – Hà Nội: Thưa chị, ở Úc có học bổng học thạc sĩ MBA mà ưu tiên những ứng viên đã có chứng chỉ CFA không ạ? Chương trình MBA về Finance có khác nhiều so với chương trình học CFA không ạ?

Ms Nguyễn Thu Hà: Chị chưa hiểu em nói tới chương trình học bổng nào của Úc. Nhưng với những gì chị biết, thì các chương trình học bổng như Ausaid, UQ scholarship, hay ALA (Australian Leadership Awards) không đặt ra tiêu chí ưu tiên ngay từ đầu cho CFA hay chứng chỉ nào khác. Tuy nhien, chị từng nhận học bổng Ausaid, chị thấy rằng Ausaid có đánh giá về năng lực của người đệ đơn xin học bổng qua trình độ nghề nghiệp, ngành nghề công tác, Anh văn và cả những nỗ lực của họ trong quá trình học tập, cũng như cống hiến cho cộng đồng. MBA về finance có khác với CFA không? Tùy vào chương trình đào tạo cụ thể của từng trường đại học ở các nước khác nhau. Tuy nhiên, CFA khác với các văn bằng học thuật (hàn lâm) ở tính thực tiễn rất cao và tập trung vào chuyên môn sâu. MBA mang tính lý luận nhiều hơn mặc dù em sẽ thấy có một số môn học về finance rất relevant và hỗ trợ cho MBA

Chu Đức Dũng: Dạ vâng, e cảm ơn chị ạ, vì em thấy nhiều anh chị có định hướng là học CFA sau đó xin học bổng toàn phần hay bán phần học MBA, chắc rằng khi có một chứng chỉ quốc tế cũng là một điểm mạnh khi xin học bổng đúng k chị?

Ms Nguyễn Thu Hà: Luôn là vậy em à, Các chứng chỉ hành nghề này rất phổ biến ở các nước phát triển. Ở Việt Nam chúng ta chưa có nhiều có các chứng chỉ này nên nếu em hoàn thành và có được nó em sẽ là nhóm pioneer và được đánh giá cao

Chu Đức Dũng: Em cám ơn chị rất nhiều ạ!

Em xin hỏi ngoài lề 1 chút: Tại sao Chính phủ lại đưa ra cùng lúc 2 gói hỗ trợ: gói 30 nghìn tỉ và cty VAMC vào hoạt động, chúng có mâu thuẫn hay hỗ trợ, bổ sung cho nhau gì không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!

Trần Văn Hưng: Vâng em cám ơn chị rất nhiều ạ!

 

Câu hỏi dành cho anh Lý Lâm Duy – CFA Charter Holder, Viet Capital Securities – Senior Associate Corporate Finance

1. Bạn Lê Tiến Khánh – Hồ Chí Minh: Theo em biết thì ngày nay Chứng chỉ CFA rất được đánh giá cao trên toàn thế giới, nhưng khi áp dụng ở Việt Nam , chứng chỉ này gần như không có đất dụng võ vì nhiều nguyên nhân như nghành nghề , chính sách cũng như nhu cầu của thị trường. Vậy cho em hỏi rằng cơ hôi nghề nghiệp cho những sinh viên mới ra trường và thông thường là chỉ mới đạt được lv1 của CFA trong lĩnh vực tài chính vẫn có được đánh giá cao không?

Mr Lý Lâm Duy: Vẫn được đánh giá cao em à, chẳng qua là lúc này khó khăn nên người ta muốn tuyển người có kinh nghiệm để tránh thời gian training. Không nên bi quan. Dù thế nào các em nên tích cực tìm việc, không thi vào bank thì apply kiểm toán, không nên kì vọng quá nhiều vào một tổ  chức, theo anh biết có rất nhiều người chỉ làm cho một nơi vài năm sau đó lại chuyển, đó là chuyện binh thường.

2. Nguyễn Anh Trọng – Lạng Sơn: Em là sinh viên chuyên ngành quản trị doanh nghiệp đã tốt nghiệp và đang đi làm,theo em thấy hiện nay cơ hội cho các sinh viên chuyên ngành kinh tế có cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp tài chính dường như là rất khó khăn,vậy theo anh điều kiện cần và đủ để tạo ra 1 cơ hội cho các sinh viên ra trường có thể hoạt động đúng công việc mà mình được đào tạo la gì?em xin chân thành cảm ơn.

Mr Lý Lâm Duy: Em nên thi vào ngân hàng hoặc công ty kiểm toán làm 2 năm . Sau đó tùy vào sở thích của em mà tiếp tục vào công ty quản lý quỹ hoặc phòng đầu tư của ngân hàng.

3. Chu Đức Dũng – Hà Nội: Thưa anh, anh cho em hỏi là công việc phân tích và đầu tư trong các công ty chứng khoán hiện nay có khác nhiều so với công việc trong khối Đầu tư hay Nguồn vốn của các Bank không ạ? A chia sẻ thêm về dịch vụ Ngân hàng đầu tư trong các công ty chứng khoán được không ạ?

Mr Lý Lâm Duy: Lam o CTCK thi phân tích đầu tư có tính chiều sâu mang tính chất định giá doanh nghiệp để phục vụ mục đích tư vấn là mua hoặc bán, với ngân hàng đứng ở góc độ cho vay nhiều hơn em ạ, đôi khi có thể dễ dàng duyệt đầu tư hơn. Theo cá nhân anh thấy làm phân tích đầu tư ở CTCK sẽ có chiều sâu hơn.

4. Bùi Nữ Linh Trang – ĐH Điện Lực: Đầu tiên, cho em gửi lời chào tới cả ba vị khách mời rất tài giỏi của chương trình ạ!

Em vừa đọc qua thể lệ chương trình thì hình như chỉ được hỏi một trong ba anh chị thôi ạ. Vậy em xin được phép hỏi Mr Lý Lâm Duy – CFA Charter Holder, Viet Capital Securities – Senior Associate Corporate Finance ạ.

Vâng, thưa anh, hiện tại em đang là sinh viên năm 3, chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp trường Đại Học Điện Lực ạ. Chỉ còn 2 năm với 4 kì học ngắn ngủi nữa là em sẽ chia tay với quãng đời sinh viên của mình. Em biết rõ tấm bằng đại học trường em không thể sánh bằng với những tấm bằng của rất nhiều, rất nhiều các bạn sinh viên FTU, NEU, AOF, BA hay VCU sẽ tốt nghiệp cùng năm với em. Trong khi nguồn nhân lực vô cùng dồi dào mà cơ hội việc làm ngày càng trở nên khan hiếm, nỗi lo ấy ngày càng khiến những sinh viên như em lo lắng cho tương lai nhiều hơn. Nhưng gần đây, em được biết đến FTMS – một tổ chức giáo dục uy tín trên toàn thế giới với chương trình đào tạo chuyên nghiệp các chứng chỉ quốc tế, em cũng đã được các anh chị tư vấn viên ở FTMS giới thiệu rất nhiều những khóa học bổ ích, hỗ trợ nền tảng rất tốt cho tương lai của em. CFA là một trong những khóa học mà em quan tâm nhất ạ. Em có một thắc mắc là nếu em có thể tham gia khóa học CFA, thì tương lai em cần phải đạt đến level nào và em cần có những điều kiện gì để được vào làm ở công ty anh với mức lương 4 con số đầy hấp dẫn đấy ạ? Anh có thể cho em biết những vị trí em có thể làm được nếu như em chỉ dừng lại ở level 1 CFA cùng với tấm bằng ĐH của em có được không ạ?. Em xin chân thành cảm ơn anh ạ!!!

Mr Lý Lâm Duy: Em nên cam kết CFA đến cùng, cố gắng level 2 và sau đó vài năm có thể level 3. Trước mặt đó kinh tế khó khăn em nên thi vào Banks hoặc công ty kiểm toán. Sau vài năm sẽ cân nhắc công ty quản lý quỹ hoặc công ty chứng khoán sau.

5. Bạn Hồ Mạnh Phước – ĐH Ngoại Thương:

(1) Sinh viên sẽ phải trang bị những kiến thức và kỹ năng gì nếu muốn làm việc trong lĩnh vực phân tích đầu tư?

(2) Với sinh viên vừa ra trường, đã pass CFA level 1 và có nguyện vọng làm việc trong lĩnh vực phân tích đầu tư thì vị trí nào là thích hợp nhất để apply?

6. Cao Thị Ngọc Quý- Hồ Chí Minh: em hiện là sinh viên năm 3 trường đại học Ngân hàng chúng tôi em học ngành tài chính và ngân hàng và mong muốn sau này em sẽ làm việc ở quỹ đầu tư, em nên theo học khóa học nào ạ? Em nên chuẩn bị gì ạ? Em cám ơn!

Mr Lý Lâm Duy: Nên học khóa CFA đi em

Em xin cám ơn!

Mr Lý Lâm Duy: Em nên tranh thủ học CFA và tìm việc ở ngân hàng hoặc công ty kiểm toán vào lúc này.

8. Bùi Duy Toàn – Hà Nội – UNET: Dear chúng tôi e tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính doanh nghiệp. E đã từng có kinh nghiệm ở vị trí sales/ chuyên viên kinh doanh, tính sơ qua cũng 2 năm…Nhưng hình như e thấy mình đã đi sai đường nếu cứ theo sales,e muốn làm đúng chuyên nghành nhưng khi e apply vào những vị trí thuộc mảng Tài chính/ Đầu tư, của 1 công ty hay các Quỹ thì đều trượt, …Anh cho e hỏi giờ e cần chuẩn bị những gì để đi đúng con đường e đã đc học và đào tạo, Nói thật là Em rất đam mê lĩnh vực tài chính và đầu tư. Em cảm ơn anh!

Mr Lý Lâm Duy: Học CFA đi em

9. Nguyễn Ngọc Quang- Hà nội- thưa anh, e mới tốt nghiệp chuyên nghành tài chính đầu tư và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Anh có thể cho e biết những tiêu chí nào công ty yêu cầu tuyển nhân viên nghành này được ko a? Công ty có chấp nhận train những bạn mới tốt nghiệp ko a? Cảm ơn anh.

Mr Lý Lâm Duy: Em có thể vào Vietnamworks để xem tiêu chí tuyển dụng trong lĩnh vực tài chính – đầu tư. Trong khi đó MBA chỉ mất 2 năm là xong, vấn đề MBA có thể nhiều nhưng CFA thì lại ít. Các trang web tuyển dụng tài chính ngân hàng đều ưu tiên CFA trong khi MBA không ai đề cập. Thời điểm học CFA thì nên cân nhắc đaafu tư 3 –  4 năm học. Về cơ bản anh thấy câu hỏi của em vẫn là cân nhắc trang bị những gì để xin việc như ý muốn: Câu trả lời là CFA và MBA.

10. Hoàng Bảo Trâm – ĐH HELP: Thưa anh, em bây giờ đã 25 tuổi, tốt nghiệp chuyên ngành kế toán chưa có kinh nghiệm gì trong ngành tài chính đầu tư, vậy:

(1) Liệu có là quá muộn để theo đuổi ngành này?

(3) Liệu nhà tuyển dụng có tuyển không nếu em cứ học không mà không có kinh nghiệm,?

(4) Bỏ ra khoảng 2 năm để có tấm bằng thạc sĩ hoặc CFA mà trong tay không có kinh nghiệm gì em sợ vẫn thất nghiệp đó là chưa kể CFA khá là khó, vừa học vừa làm lại càng khó,?

Câu hỏi dành cho diễn giả Nguyễn Xuân Thành – CFA Level 3, chuyên viên phân tích đầu tư tài chính cấp cao Vietinbank

1. Chu Đức Dũng – Hà Nội: Thưa anh, hiện nay ngày càng nhiều các bạn sinh viên theo học các chương trình quốc tế như CFA và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính là rất lớn. Nhưng CFA cũng là chương trình gồm phần lớn là lý thuyết. Anh có thể chia sẻ 1 số kinh nghiệm để các bạn SV tìm hiểu thêm về thực tế, vận dụng kiến thức CFA và tích lũy kinh nghiệm phân tích và đầu tư cho mình được không ạ? Thank anh nhiều ạ.

Mr Nguyễn Xuân Thành: Đúng là chương trình CFA chủ yếu là lý thuyết nhưng lại có tính ứng dụng lớn vì trên thực tế các phương pháp phân tích trong curriculum được áp dụng thường xuyên trong các công ty quản lý quỹ, financial services và ngân hàng. Cơ hội để áp dụng những phương pháp này, em nên cố gắng ứng tuyển vào các vị trí intern để làm quen với nature của công việc.

Chu Đức Dũng:Anh ơi, vậy kiến thức trong schweser có ngắn gọn hơn so với curriculum thì có áp dụng nhiều vào công việc thực tế không ạ? Theo anh thì học và thi CFA chủ yếu nền đọc Schweser hay Curri ạ? Thank a!

Mr Nguyễn Xuân Thành: Cho level 1 và 2 thì schweser khá ngắn gọn và đầy đủ, khoảng 80% có thể học ở schweser để cô đọng và ngắn gọn, tiết kiệm thời gian. Level 3 một số topic nên bổ sung thêm Curriculum.

2. Vũ Thị Mai Anh – Hà Nội: Thưa anh Thành, hiện em đang rất quan tâm tới các khóa thực tập tại các công ty, doanh nghiệp trong ngành Tài Chính, Ngân Hàng và Đầu Tư, anh có thể cung cấp giúp em thông tin về một vài công ty, doanh nghiệp cụ thể có public các đợt thực tập cho sinh viên năm 3-4 được không ạ?

Mr Nguyễn Xuân Thành: em có thể lên website của Vinacapital, Dragon capital là những fund lớn ở Việt Nam, ngoài ra các ngân hàng có HSBC, ANZ…

3. Vũ Lan Hương – Đại học kinh tế quốc dân: Xin chào chuyên gia! Hiện tại em là sinh viên năm 3 ngành Tài chính nhưng còn băn khoăn: Làm cách nào mà ngay khi còn là sinh viên, em sẽ thu nhận kinh nghiệm và trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế mà sách vở và kiến thức nhiều khi không bám sát được (ngoài thời gian tham gia thực tập trong năm cuối) ? Em nghĩ rằng điều đó không chỉ giảm bớt sự lãng phí cho giáo dục – đào tạo mà hơn cả còn giúp sinh viên tập trung tốt hơn và định hướng chuyên sâu vào công việc, nghề nghiệp của mình. Thậm chí, em sẵn sàng “”làm không lương”” để bước đầu cọ xát trong một môi trường nào đó, để hiểu được phần nào thực tế công việc mà mình sẽ phải đối mặt trong tương lai gần. Em xin cám ơn!”

Mr Nguyễn Xuân Thành: Bạn đã có nhận định rất đúng về tầm quan trọng của việc thu thập kinh nghiệm thực tế song song với hoàn thành tốt chương trình học trong đại học. Em nên cố gắng tham gia vào chương trình summer internship của công ty fianancial services hoặc banks hoặc financial consulting để sớm cọ sát với môi trường làm việc thực tế, establishing network và từ đó mò ra rất nhiều cơ hội fill time sau này.

4. Ngô Minh Nhựt – Hồ Chí Minh: Để trở thành một chuyên viên phân tích đầu tư tài chính cấp cao tại những công ty nước ngoài hay những quỹ đầu tư và ngân hàng lớn trong nước và quốc tế thì ngoài CFA ra, mình còn phải trang bị những gì nữa ạ?

Mr Nguyễn Xuân Thành: Kinh nghiệm làm việc và network trong industry rất quan trọng trong job hunting. 2 factory này sẽ giúp em attracts các nhà tuyển dụng.

5. Nguyễn Thị Dung – HVNH – Hà Nội: Em là sinh viên khoa kế toán, nếu sau này em muốn theo Tài chính thì hội nghề nghiệp của em thế nào và em phải chuẩn bị những gì ạ?

Mr Nguyễn Xuân Thành: Background trong kế toán là một lợi thế khi em đã quen với phân tích financial statements và hạch toán cách financial products. Tuy Nhiên em cần phải làm quen với các concepts in finance và các anlytial framework. Ngoài ra, các kinh nghiêm trong finance cũng attracts các nhà tuyển dụng nữa.

6. Hoàng Giang – Đại học kinh tế quốc dân: Con đường ngắn nhất để đến với một công ty quản lý quỹ ở Việt Nam ạ? Và thực trạng về quá trình quản lý và kết quả đạt được của các công ty này hiện nay ra sao ạ? Em cám ơn nhiều ạ!

Mr Nguyễn Xuân Thành: Thường thì để đi theo con đường fund management thì không có công thức cụ thể nào cả. Dể attract các nhà tuyển dụng thì em cần show mình có khả năng phân tích nhạy bén, background kiến thức finance tốt và nhanh nhẹn, communicate lưu loát. Hiện tại vì thị ttrường cổ phiếu Việt Nam chưa có dấu hiệu khởi sắc nên có thể nhu cầu tuyển dụng cho industry này chưa nhiều.

Với mong muốn được làm việc tại các quỹ đầu tư trong tương lai, ngoài việc đạt chứng chỉ CFA thì tôi cần phải làm gì để cụ thể hóa mong muốn này thành hiện thực ?”

Mr Nguyễn Xuân Thành: Việc hoàn thành chưangs chỉ CFA chứng tỏ 2 điều:

Một là: bạn có cơ hội tiếp cận với cáci concepts và công cụ được sử dụng bởi quỹ đầu tư, tư vẫn tài chính trong công việc hàng ngày, tức là những kĩ năng mềm cơ bản

8. Nguyễn Thị Việt Trúc Hồ Chí Minh: (1) Theo em nghĩ, để thật sự trở thành một chuyên viên phân tích tài chính thực thụ sẽ cần rất nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Và đối với những sinh viên mới ra trường, làm thế nào để phát triển các kỹ năng này để có thể tiến sâu hơn vào lĩnh vực phân tích – đầu tư này ak? (ví dụ cần trao dồi thêm gì, cần những chứng chỉ gì để TÌM VIỆC và phát triển sự nghiệp)

Mr Nguyễn Xuân Thành: Em có thể bắt đầu học chương trình level 1 nếu xác định đây là định hướng nghề nghiệp lâu dài của em. Có level 1 sẽ là lợi thế trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra em có thể internship ở các công ty tài chính để build up experiences. Hoặc các sự án vonlunteering mà có yêu cầu phải sử dụng khả năng phâ tích.

 9. Nguyễn Hiền – Hà Nội: ” Anh có thể chia sẻ về chính sách trong ưu tiên tuyển dụng tại viettin bank cho những ứng viên CFA hay ACCA cụ thể như nào?”

Mr Nguyễn Xuân Thành: Ở Vietinbank hiện chưa có rele cụ thể ưu tiên về tuyển dụng cho CFA và ACCA candidates nhưng đều được đánh giá cao và là một lợi thế trong quá trình ứng tuyển.

10. Nguyễn Ngọc Quang – Hà Nội: Em mới tốt nghiệp nghành tài chính trường kinh tế quốc dân, pass cfa lv 1 và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Hiện nay có rất nhiều công ty tài chính đầu tư yêu cầu 1 đến 2 năm kinh nghiệm trong nghành, anh có thể cho e gợi ý làm sao tìm dc công việc đúng nghành nghề? Kênh thông tin nào để tiếp cận dc thông báo tuyển dụng của các công ty? Để làm làm chuyên viên phân tích tốt, nên phát triển những kiến thức và kĩ năng nào a? Cảm ơn anh.

Mr Nguyễn Xuân Thành: Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay cần kiên trì để tìm được việc đúng ngành nghề. Ngoài ra cần tham gia càng nhiều càng related project càng tốt để build up credentials. Trong tài chính đầu tư ngoài good analytical skills cần có khả năng communication tốt, good network và personable, cooperative personality.

Mr Nguyễn Xuân Thành: Mỗi ngân hàng có thể có yêu cầu hơi khác về skills của bồi thẩm tín dụng. Tuy nhiên để access credit risk của một doanh nghiệp thì phải nắm đc financial healthiness, business risk khi hoạt động trong industry đó,… Tức là phải phân tích đươc cả cash flow position…. Những kiến thức này được covered trong chương trình CFA.

Câu hỏi dành cho diễn giả Lê Thu Vân – Trưởng phòng nhân sự tổng hợp – Trung Tâm Kênh Thay Thế Ngân Hàng VP Bank

1. Bạn Nguyễn Thanh Thủy – ĐH Quốc gia Hà Nội: “Em chào anh chị. Em là Thủy sv năm 3 trường đại học Quốc gia Hà Nội khoa Kinh tế- Tài chính. Em muốn hỏi chị Lê Thu Vân ạ. Em đang có dự định học FIA và đi làm kiểm toán 1 thời gian để tích lũy kiến thức. Vậy khi e apply sang bank cụ thể là Viettin bank của chị thì em có được offer lên 1 vị trí nào đó k hay phải bắt đầu lại từ đầu ạ?”

Ms Lê Thu Vân: Bạn hoàn toàn có cơ hội apply sau một thời gian tích luỹ kiến thức từ khoá học FIA và kinh nghiệm làm kiểm toán. Khái niệm bắt đầu lại từ đầu ở đây là với một môi trường mới, có thể một vị trí mới. VPBank – Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng có nhiều cơ hội dành cho ứng viên chất lượng cao. Bạn có thể xem trên website: chúng tôi

VPBank

chúng tôi

2. Trần Đức Thái – Hà Nội: Tiêu chí cốt lõi để nhà tuyển dụng chấp nhận một ứng viên là gì?

Ms Lê Thu Vân: Đối với nhà tuyển dụng: tuyển chọn người phù hợp nhất chứ ko phải tuyển người giỏi nhất.

3. Phạm Nhật Bảo Trân – TPHCM: Kính chào chị Vân, em xin có câu hỏi gửi đến chị như sau:

(1) Trong bối cảnh nền Kinh tế VN đang trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, việc cắt giảm nhân sự diễn ra thường xuyên ở nhiều doanh nghiệp trong đó có ngành ngân hàng thì theo chị nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao ở các Ngân hàng có còn được chú trọng và quan tâm như trước hay không?

(2) Với kinh nghiệm của chị khi làm việc trong môi trường tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là nhân sự dành cho ngành ngân hàng, thì theo chị nếu các ứng viên có thêm các chứng chỉ uy tín như CFA, ACCA … có được coi là thế mạnh và có khả năng trúng tuyển cao hơn khi apply vào cùng 1 vị trí so với các ứng viên khác hay không? Và nếu trong quá trình ứng tuyển với việc có trong tay các chứng chỉ uy tín trên thì ứng viên có thể yêu cầu một mức lương cao hơn so với mặt bằng lương hiện nay hay không?

(3) Câu hỏi riêng dành cho chứng chỉ CFA: Nếu pass qua level 1 của chứng chỉ CFA thì ứng viên có thể ứng tuyển vào những vị trí, phòng ban nào trong Ngân hàng? Em nghe nói hiện nay việc pass level 1 CFA thì vẫn chưa là gì cả và chưa có lợi thế cạnh tranh gì nhiều khi tham gia ứng tuyển, muốn có được 1 vị trí làm việc tốt cũng như 1 mức lương cao thì phải đạt cả 3 level, ý kiến của chị về việc này như thế nào?”

Ms Lê Thu Vân: (1) và (3): Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng các ngân hàng vẫn chú trọng tuyển dụng nhân sự chất lượng cao. Các vị trí trong ngân hàng cần tuyển những người chứng chỉ CFA: Nguồn vốn, đầu tư, Investment banking… Khi so sánh các ứng viên cùng apply vào một vị trí, ứng viên nào có bằng cấp và kinh nghiệm cao hơn sẽ là lợi thế, tuy nhiên cũng phải phù hợp với vị trí cần tuyển. Ví dụ: vị trí chuyên viên với yêu cầu vừa phải thì ko nhất thiết phải chọn ứng viên pass cả 3 level, nhưng vị trí trưởng phòng hoặc cao hơn thì pass level 1 sẽ chưa phải lợi thế!

4. Hai bạn có câu hỏi cùng nội dung:

– Phan Thị Cẩm Giang – ĐH Kỹ Thuật TPHCM: làm sao để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng khi phỏng vấn? vấn đề nào nên đề cấp nhiều và vấn đề nào không nên đề cập?

– Lê Tuấn Hiếu – ĐH Bách Khoa – TPHCM : những cách để lọt vào mất nhà tuyển dụng?

Ms Lê Thu Vân: Để lọt vào mắt nhà tuyển dụng, các bạn cần:

– Chuẩn bị thật tốt hồ sơ xin việc, nêu bật các thế mạnh của mình, lưu ý các thông tin cung cấp cần chính xác, ko sai lỗi chính tả, đúng logic

– Ngoại hình, phong thái tự tin, chuyên nghiệp

– Khi nhà tuyển dụng hỏi về các kế hoạch, dự định tương lai: cần chú ý để trả lời cho phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem ứng viên có muốn làm việc lâu dài hay không.

Ms Lê Thu Vân: Cho mình hỏi ứng viên ngoại đạo học ACCA là học chuyên ngành nào?

Nguyễn Viết Nương : e học Thương Mại quốc tế chị ạ?

6. Nguyễn Thị Hằng Nga – ĐH Kinh Tế Quốc Dân: Em đang học ngành tài chính -ngân hàng, em nghe và biết hiện giờ các ngân hàng đang giảm biên chế rất nhiều. Vậy khi em ra trường liệu có việc làm trong tình hình kinh tế như thế này?

Ms Lê Thu Vân: Hiện nay, các bank đang tái cơ cấu, cắt giảm nhân sự, tuy nhiên đối với các ứng viên tốt vẫn còn rất nhiều cơ hội!

7. Phùng Thế Cường – Học Viện Tài Chính: Chuyên gia có thể cho em được biết: Đối với sinh viên hiện nay và nhất là đối với sinh viên năm cuối thì cần phải có những kĩ năng, chuyên môn cần thiết gì để có thể tìm kiếm và có đươc một công việc phù hợp? Bảng điểm có phải là yếu tố quyết định trong tuyển dụng không? Làm thế nào để sinh viên mới ra trường có thể đảm nhiệm ngay công việc mà không phải tốn thời gian DN đào tạo lại ?”

Ms Lê Thu Vân: Bảng điểm không phải là yếu tố quyết định trong tuyển dụng

Bạn phải tự trả lời các câu hỏi:

– Mình muốn làm cv gì?

– Tính cách mình có phù hợp với công việc đó không?

– Bạn đã có kiến thức và kỹ năng phù hợp với công việc đó chưa?

Trên cơ sở các thông tin đó, bạn sẽ xem mình còn thiếu ji để bổ sung trong năm cuối

8. Nguyễn Thị Mai – Học Viện Ngân Hàng: Em hiện là sinh viên năm 3, kỳ tới là bước sang năm 4 nên em đang lo lắng, mong muốn chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để đi xin việc. Mong muốn của em là sau khi ra trường là được vào làm trợ lý kiểm toán cho một công ty kiểm toán lớn. Em vẫn băn khoăn mình chuẩn bị đúng hướng nghề nghiệp hay chưa? Em xin miêu tả về bản thân:

– Giới tính: nữ sinh năm:1992

– Cao: 1m63

– Điểm tổng kết sau khi ra trường của em tầm khoảng: 7.9-8.0

– Ngoại ngữ: english toeic 650

– Tính cách: cực kỳ cẩn thận, tỷ mỷ, ưa gọn gàng, sạch sẽ, đôi khi bị mọi người nhận xét là kỹ tính, giỏi bắt lỗi, làm bất kỳ việc gì cũng phải lên kế hoạch kỹ càng, nhanh nhẹn, thích ứng nhanh, hòa đồng, có khả năng làm việc nhiều giờ dưới áp lực cao, có khả năng thuyết phục tốt, thích học hỏi và học hỏi nhanh, tự tin. đây là tính cách đặc trưng của em.

Tuy nhiên em có nhược điểm: không thích làm trưởng nhóm, lớp trưởng, bình thường rất nhẹ nhàng, hòa đồng. nhưng khi thấy ai đó lười, không chú trọng công việc em sẽ nhẹ nhàng khuyên bảo, nhưng nếu vẫn vậy thì em sẽ đưa ra lý lẽ có thể gây tổn thương người đó. nên mọi người thường nói em khó tính, cẩn thận quá mức.

Hiện em đang theo học chương trình FIA và củng cố thêm kiến thức chuyên ngành, cũng như trình độ tiếng anh.

vậy anh chị cho em hỏi, với nghề này có yêu cầu chiều cao không? và anh chị đánh giá sao về điều kiện của em hiện tại, về khả năng em có thể trúng tuyển vào các công ty kiểm toán lớn, đặc biệt big four? Em cần rèn luyện thêm kỹ năng gì và trau dồi những kiến thức gì thêm nữa? em xin trân thành cảm ơn! “

Ms Lê Thu Vân: Về chiều cao của bạn thế là ổn rồi. Về tính cách, bạn nên tự rèn luyện để khắc phục điểm yếu, có rất nhiều cách để thuyết phục hoặc yêu cầu người khác làm theo mong muốn của mình, không nên làm tổn thương họ, muốn đạt được mục đích, bạn phải suy nghĩ phương thức giao tiếp và phối hợp cho hiệu quả. Khi đi phỏng vấn nên cân nhắc kỹ khi đề cập đến nhược điểm/ yếu điểm của mình

 9. Nguyễn Thị Diệu Linh – Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông – sau khi ra trường, em có kinh nghiệm làm việc thực tế nhưng em chưa có bằng phân tích đầu tư tài chính CFA thì cơ hội việc làm của em như thế nào?

 Ms Lê Thu Vân: nếu bạn có kinh nghiệm thực tế mà có thêm CFA thì có thể apply vào những vị trí tốt hơn!

 10. Lê Đức Chính – ĐH Kinh Tế Quốc Dân: Hầu hết các công ty và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đầu tư đều yêu cầu kinh nghiệm khi tuyển dụng. Vậy cho em hỏi có cơ hội nào cho sinh viên mới ra trường với chỉ được cung cấp các kiến thức cơ bản về Tài chinh- Đầu từ hay không? Việc học các chứng chỉ như CFA hay ACCA có thực sự là một lợi thế cho sinh viên theo đuổi hay không? Em xin cảm ơn!

 Ms Lê Thu Vân: học chứng chỉ CFA/ACCA là một lợi thế rất lớn cho các bạn khi apply

 11. Hà Dương – TP HCM: Dự định của em là sẽ thi tuyển vào the big4 audit firms trong năm tới. Theo chị, kinh nghiệm làm kiểm toán có giúp ích cho em nếu sau này em chuyển sang làm investment? Cám ơn chị.

 Ms Vân: Nếu em làm tốt ở kiểm toán thì cơ hội sang investment hoặc IB là rất

Câu trả lời chung cho các bạn: đối với sinh viên mới ra trg, ngoài tấm bằng đại học, các bạn nên tự trang bị thêm cho mình các kiến thức khác thông qua các khoá đào tạo ngắn về kỹ năng, một số kiến thức chuyên đề hoặc nếu thực sự quyết tâm thì theo học các chứng chỉ quốc tế. Lựa chọn ứng tuyển vào các vị trí không đòi hỏi kinh nghiệm nhiều, hoặc xin đi thực tập/ học việc thực tế để tích luỹ kinh nghiệm

 12. Nguyễn Duy Tuyên – Học Viện Ngân Hàng: Em có câu hỏi như sau: “Anh chị đánh giá thế nào về các chứng chỉ quốc tế CFA/FIA/CIMA/ACCA… với chương trình đào tạo liên kết tại các trường đại học, và các bạn đi du học về???” Em xin cám ơn!!!

 Ms Lê Thu Vân: nói đánh giá thì rất là khó, tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình, có rất nhiều bạn đi du học nước ngoài về nhưng do nhiều nguyên nhân, khi phỏng vấn cũng ko hơn ứng viên trong nước, còn các bạn sv trong nước tự ý thức được tầm quan trọng của các chứng chỉ quốc tế, tham gia học một cách nghiêm túc thì hoàn toàn tự tin để ứng tuyển

 13. Đoàn Ngọc Thao – Hà Nội: Chào chị Vân, tuần trước em có đi phỏng vấn ngân hàng, em gặp 2 vấn dề 

(1) Để huy động vôn hoặc cho vay với KHCN ( 5 tỷ) , em có thể huy động hoặc cho vay từ những nguồn nào ? (2) Khi nhà tuyển dụng hỏi, ” Em có câu hỏi,thắc mắc gì không” thì lúc đó em nên hỏi hoặc trả lời như thế nào ? Mong chị giải đáp. em xin cảm ơn.

 Ms Lê Thu Vân: Hình như bạn pvan vào vị trí direct sales thì phải , đối với case này, bạn nên tính toán kỹ, liệt kê những mối quan hệ gia đình, bạn bè và người quen, người phỏng vấn đòi hỏi ứng viên phải nghĩ ngay tới 1 người cụ thể chứ ko nói chung chung là bạn bè, gia đình, người quen

Em nên tận dụng câu hỏi ” em có hỏi/thắc mắc gì không” để làm rõ thêm thông tin, em có thể hỏi về cơ chế lương thưởng, thăng tiến, hỏi về các yêu cầu về công việc…

Đoàn Ngọc Thao : vâng, direct sales của khối DSA. hôm đó em phỏng vấn chỉ trả lời được câu 1 ( nhưng mông lung), còn câu 2 thì em không biết trả lời thế nào

Preparation for Employment

chúng tôi

FTMS Hà nội khai giảng khóa học “Chuẩn bị cho tuyển dụng” – Preparation for Employment (PE) vào tháng 6/2013. Học viên đăng ký trước ngày 31/5 được giảm 2.400.000 so với mức giá gốc. Học viên khóa học PE có cơ hội được thực tập tại các công ty kiểm toán, ngân hàng và các doanh nghiệp khác cuối khóa…

 14. Vũ Thị Mai Anh – Hà Nội: Thưa chị Vân, với tư cách một nhà tuyển dụng, chị có thể cho em biết những bằng cấp hoặc chứng chỉ nào (ngoài bằng Đại học) mà sinh viên nên theo học để có thể tiếp cận với các nghề trong ngành Tài chính-Ngân hàng-Đầu tư một cách hiệu quả nhất không ạ?

Vũ Thị Mai Anh: Bản thân em cũng có tìm hiểu về một vài chứng chỉ hành nghề, cho em hỏi CIMA có giúp em có cơ hội trong ngành này không ạ?

Ms Lê Thu Vân: CIMA thích hợp với rất nhiều vị trí trong ngành tài chính ngân hàng: rủi ro, quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị …

 Vũ Thị Mai Anh: Em cám ơn chị

 17. Phạm Văn Thành – ĐH Thương Mại, Hà Nội: Gửi anh/ chị , những chuyên gia tuyển dụng nhân sự. Em rất mong muốn chuyên gia tuyển dụng nhân sư trả lời cho em một số câu hỏi : Đa số các nhà tuyển dụng Viêt Nam đều đòi hỏi kinh nghiệm khi tuyển dụng, một ứng viêncó phẩm chất tôt nhưng nếu ko có kinh nghiệm trong nghề ,em tin chắc tỷ lệ trượt phỏng vấn vẫn rất cao. Trong khi hệ thống giáo dục Việt Nam thực sư chưa phù hợp , chưa trang bị đủ kiến thức cho người lao động, bên cạnh đó các nhà tuyển dụng đều muốn “” Mỳ ăn liền “”. Vậy ai sẽ là người đào tạo lực lượng lao động trẻ? Ai sẽ cho chúng em cơ hội có được “” kinh nghiệm”” mà các nhà tuyển dụng cần? Và tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn môt ứng viên vào vị trí cụ thể như nhân viên marketing, Pr là gì ? Em mong đơi câu trả lời từ phía chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn !”

18. Lê Thị Phương Dung – Học Viện Tài Chính, Hà Nội: Em dang hoc nam thu 4 nghanh kinh te dau tu cua truong dai hoc kinh te quoc dan, song em van chua dinh huong duoc nghe nghiep cua inh nen lam gi va lam o dau thi se tot a.