Xu Hướng 4/2024 # Ý Nghĩa Phim Us – Review Và Giải Thích Phim Us # Top 5 Yêu Thích

Review và giải thích phim Us với các tầng ý nghĩa. Us là phim kinh dị nhưng cũng không kém phần hài hước, một câu chuyện đáng suy ngẫm của đạo diễn Peele

Cũng như Get Out, Us (Chúng ta) là phim kinh dị tiếp theo của đạo diễn Jordan Peele cho người xem quyền được lựa chọn ý nghĩa của câu chuyện. Vẫn là những ẩn ý được cài cắm tưởng là dư thừa nhưng lại đầy ẩn ý. Chính vì vậy, sẽ không nhiều bạn nắm hết ý tưởng của đạo diễn trong bộ phim này. Trong bài viết này, mình sẽ review và giải thích nội dung phim Us.

Đang xem: ý nghĩa phim us

Phim đưa vào sự tích doppelgänger (những kẻ song trùng) trong văn hóa phương Tây. Đại khái bạn cứ hình dung là ai cũng có một cái bóng, mình làm gì, nó làm theo nấy. Nhưng đến một ngày, tự nhiên di chuyển mà cái bóng cứ đứng yên? Xong rồi cái bóng đột nhiên muốn trở thành bản chính. Jordan Peele đưa vào phim tích song trùng nhưng lại ẩn dụ cho chính trị, xã hội và ngay cả nước Mỹ. “Us” giống như một kiểu chơi chữ, vừa là “chúng ta”, vừa là “United States”. Câu thoại khi một bản sao được hỏi về nguồn gốc của chúng: “Chúng tao là… người Mỹ” vừa hài hước, lại vừa mỉa mai. Người Mỹ da trắng có lúc thích hô hào khẩu hiệu “Make America great again”, nhưng nước Mỹ vốn là gì nếu không phải là một tổ hợp đa dạng màu da và sắc tộc?

Nói về diễn xuất, Lupita Nyong’o thực sự tỏa sáng trong phim. Adelaide là một nhân vật có nhiều đất diễn và với tài năng của mình, Lupita Nyong’o đã không bỏ lỡ cơ hội phô diễn hết những kỹ năng của mình.

Không vì Lupita tỏa sáng mà các nhân vật còn lại bị lu mờ, các nhân vật Gabe, hay nhóc Jason,… đã làm tốt vai trò của mình trong phim. Không phải đơn giản khi tất cả những diễn viên trong phim cùng lúc vào hai vai với tính cách hoàn toàn đối nghịch nhau.

Mình ấn tượng với vai diễn của Elisabeth Moss nhất. Đoạn tô son sau đó ôm mặt khóc quả là xuất sắc. Nhớ ở “Get Out”, nhân vật bà hầu gái cũng ấn tượng.

Us thành công trong việc đẩy được cảm xúc người xem thông qua cách kể chuyện lắc léo, đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Hiệu quả từ những thủ thuật này là điều không phải bàn cải, tuy nhiên nó lại trở thành chiếc áo quá rộng dành cho Peele. Ông đã mở ra một câu chuyện thực sự mang tầm vĩ mô, nhưng cao trào chỉ dừng ở mức giải quyết nút thắt chứ chưa hoàn toàn thỏa mãn, giống như kết của Twilight Zone hay Black Mirror (literally Black Mirror).

Twist cuối cùng của phim không thực sự khó đoán đối với những ai là fan của thể loại creepypasta, nhưng may quá đã được Peele khéo léo “tung hỏa mù” bằng một cái twist khác choáng ngợp hơn trước đó.

Giải thích phim Us (Chúng ta)

Mở đầu phim là cảnh một bé gái đi lạc vào khu nhà gương và gặp được một người giống hệt bản thân mình. Đây có thể xem là lần đầu tiên đứa bé ấy tiếp xúc với phần “con” của chính mình. Hình ảnh rất hay ở chỗ cổng ra vào khu mà đứa bé ấy có tên “Find Yourself” và trong khu đó có đặt rất nhiều tấm gương để phản chiếu hình ảnh của bé gái và cuộc gặp gỡ định mệnh của cả hai bắt đầu.

Nhiều năm sau, đứa bé gái ấy lớn lên và trở thành một người mẹ với 2 đứa con, như phim giới thiệu đó chính là Adelaide. Trong chuyến đi nghĩ dưỡng cùng với gia đình, Adelaide phải đối mặt với một cuộc xâm lăng của bọn Red – được xem là hình ảnh phản chiếu của từng người trên thế giới. Mục đích của cuộc tấn công này là bọn Red muốn giết chết bản thể thật. Bản thể thật đại diện cho phần “người” còn Red đại diện cho việc phần “con” hay cái tôi trong mỗi bản thân chúng ta.

Trong phim có rất nhiều mặt đối lập rất hay, chẳng hạn như gia đình của Adelaide luôn lắng nghe và chia sẻ cùng nhau, thể hiện sự đoàn kết gắn bó còn gia đình của Russel (cả 2 gia đình là bạn với nhau) thì mỗi người mỗi ý, áp đặt suy nghĩ cho nhau. Đến khi những bọn Red đến thì gia đình Russel nhanh chóng bị giết chết. Ý nghĩa của đoạn này cho thấy, nếu không có sự thấu hiểu, cảm thông nhau thì không sớm thì muộn, phần “con” hay “cái tôi” của các thành viên trong gia đình sẽ khiến gia đình tan vỡ, cửa nát nhà tan. Gia đình của Adelaide do có nền tảng yêu thương và đùm bọc lẫn nhau nên may mắn thoát chết.

Lúc gia đình của Adelaide đối đầu với phiên bản tà ác của họ, thì mỗi người đều được đạo diễn khéo léo cho một không gian riêng để giải quyết phần “con” của mình. Điều này khác hẳn phong cách phim siêu anh hùng khi cả 2 team cùng xông vào đánh nhau để giải quyết thắng thua. Đây cũng là một ẩn ý rất thâm của đạo diễn Peele: mỗi người đều phải tự ý thức việc giải quyết phần “con” hay “cái tôi” của bản thân.

Qua diễn biến của câu chuyện, chúng ta nhận thấy rằng cả 4 thành viên trong gia đình Adelaide không thể lẩn tránh hay chạy trốn khỏi phiên bản áo đỏ của mình. Cho dù họ ở đâu cũng sẽ không bao giờ có thể trốn thoát khỏi “cái tôi” và phần “con” của chính mình. Chỉ có một cách duy nhất thoát khỏi nó chính là đối diện, chiến đấu chống lại nó. Chỉ 1 trong 2 được phép tồn tại và bên chiến thắng chính là bên có quyền tồn tại. Đây là một thông điệp quan trọng mà phim muốn gửi đến người xem.

Một chi tiết rất hay có thể nhiều bạn không để ý đó là việc nhóc Jason – con của Adelaide có khả năng điều khiển phiên bản Red của mình. “Cái tôi” của mỗi người đều được sinh ra và trưởng thành theo thời gian, đứa trẻ đó còn nhỏ nên cái tôi của nó còn yếu và rất dễ kiểm soát – đỉnh điểm là việc Jason dễ dàng tiêu diệt Red của mình bằng cách điều khiển cho nó đi vào biển lửa. Trái lại, người lớn thì khó có khả năng này vì họ đã trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống khiến cái tôi của họ quá mạnh mẽ và vượt tầm kiểm soát của họ.

Khung cảnh tiêu đều, xơ xác như tận thế, xác các bản thể khắp các đường phố, hình ảnh các Red nắm tay nhau mỗi khi hoàn thành mục tiêu giết chết bản thể lập thành một hàng dài cho thấy tình trạng loài người hiện tại bị nô lệ bởi cái tôi và khiến cho thế giới trở nên hoang vu, trống rỗng.

Trong cuộc chiến giữa hai phe thiện và ác thì cái ác đã chiến thắng với tỷ số áp đảo. Tuy nhiên ở cuối phim, người xem cứ tưởng rằng chí ít nữ chính Adelaide đã chiến thắng được phiên bản áo đỏ của mình để vớt vát lại được phần nào đó rằng cái thiện vẫn còn hiện diện thì….bạn đã lầm.

Ngay từ nhỏ, Adelaide đã bị tráo đổi vai trò với Red của mình trong nhà gương. Như vậy, Adelaide thực sự sống trong môi trường toàn là Red, còn Red của Adelaide lại sống trong môi trường của con người. Như ông bà ta nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, môi trường sống đã quyết định con người của Adelaide như thế nào. Red sống trong môi trường con người càng ngày càng có phần người hơn và bản thể bị tráo đổi dần dần bị tha hóa do môi trường sống. Vì thế, trong phim chỉ có Red của Adelaide là có thể nói tiếng người, còn những Red khác thì ú ớ chứ không nói được. Như vậy, Adelaide mà bạn theo dõi suốt phim chính là Red, đó cũng chính là kẻ đã giết chết “Red – nhưng thật ra là Adelaide” của mình. Màn flash back kể về tai nạn lúc nhỏ của Adelaide đã lật kèo hoàn toàn câu chuyện, có thể nói Red chiến thắng vùi dập tất cả tia hi vọng của các bản thể.

Cái tôi hay phần con của mỗi người luôn chực chờ để chiếm lấy bạn, đa số bạn sẽ thấy Red của người khác nhưng chính bản thân bạn lại không thấy được Red của chính mình, vì bạn và nó đã tráo đổi cho nhau từ khi nào không biết đúng với những tình tiết diễn biến của bộ phim.