Thịnh Hành 5/2024 # Sucralose Là Gì ? Loại Đường Này Có Tốt Không # Top 8 Yêu Thích

Sucralose là gì ?

Lịch sử hình thành của sucralose

Sucralose tác động cơ thể như thế nào ?

Sucralose và sức khỏe đường ruột

Sucralose và lượng đường trong máu

Sucralose và sự thèm ăn

Sucralose có gây tăng cân không ?

Để sở hữu một vóc dáng đẹp trong khoảng thời gian tối ưu nhất, thì ngoài việc tập luyện đúng kỹ thuật trong phòng gym, bạn nên sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung để hỗ trợ. Mặc dù đây không phải là yếu tố bắt buộc…

Tuy nhiên chúng sẽ giúp bạn đạt được kết quả nhanh hơn và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đôi khi các loại thực phẩm bổ sung lại chứa một thành phần khá lạ, đó là sucralose. Vậy sucralose là gì ? Và liệu việc sử dụng chúng có gây hại sức khỏe ?

Sucralose là gì ?

Sucralose là một chất tạo ngọt nhân tạo không có calo. Và khi nhắc đến sucralose thì chúng ta không thể bỏ qua Splenda – một sản phẩm phổ biến nhất có thành phần dựa trên sucralose.

Sucralose được tạo ra từ đường trong một quá trình hóa học bao gồm nhiều giai đoạn. Trong quá trình này, 3 nhóm hydro-oxy sẽ được thay thế bằng các nguyên tử clo (chlorine).

Như đã trình bày bên trên, sucralose không chứa calo. Tuy nhiên, một phiên bản thương mại của chúng – Splenda lại có thêm dextrose và maltodextrin. Từ đó, khiến cho hàm lượng calo của chúng lên tới 3,36 calories trên mỗi gram.

Tuy nhiên, tổng lượng calo và carbs mà Splenda đóng góp vào chế độ ăn uống của chúng ta là không đáng kể. Bởi vì chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ Splenda trong mỗi lần sử dụng.

Đồng thời chúng cũng không có dư vị đắng như nhiều chất tạo ngọt phổ biến khác. Nói tóm lại, sucralose là một chất tạo ngọt nhân tạo. Sucralose được sản xuất từ đường, nhưng chúng không chứa calo và ngọt hơn đường rất nhiều lần.

Sucralose là một trong nhiều chất tạo ngọt không dinh dưỡng (non-nutritive sweeteners / NNS). NNS là một thuật ngữ tốt hơn một chút so với “chất tạo ngọt nhân tạo”, vì chúng ta có thể bao gồm stevia tự nhiên trong hỗn hợp này.

Tuy nhiên, cái chúng ta cần quan tâm không phải là việc chúng có “nhân tạo” hay không. Thay vào đó, điều khiến nhiều người quan tâm ở sucralose đó là độ ngọt và hàm lượng calo của chúng không…

Cân bằng như một carbohydrate bình thường (0 calo nhưng độ ngọt cao). Tính đến năm 2013, có 7 NNS đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ chấp thuận.

Các loại NNS này là: Sucralose, Saccharin (NNS được điều chỉnh một phần), Aspartame (nguyên mẫu không hoàn hảo của NNS), Acesulfame potassium, Neotame, Stevia, La hán quả chiết xuất (còn gọi là Monk Fruit).

Trong số các loại NNS kể trên, stevia và monk fruit có lẽ là những loại thú vị nhất trong lĩnh vực bổ sung dinh dưỡng vì chúng có nguồn gốc tự nhiên. Tiếp đến là sucralose và aspartame đứng thứ 2.

Còn acesulfame potassium đứng thứ 3, nhưng chúng hầu như không có gì thú vị và chúng ta có xu hướng bỏ qua chúng mặc dù chúng khá phổ biến. Ba nhóm “chất tạo ngọt tổng hợp” này…

Chiếm phần lớn lượng NNS được tiêu thụ trên toàn thế giới. Và chúng là mối quan tâm lớn nhất khi nói đến sự lành mạnh và an toàn của bất kỳ loại đồ uống hoặc sản phẩm nào có thành phần dựa trên NNS.

Chính vì lý do này nên rất nhiều người tránh aspartame và chuyển sang sử dụng sucralose. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo các phần nội dung bên dưới để biết được sucralose có tốt hay không.

Lịch sử hình thành của sucralose

Việc phát hiện ra sucralose là kết quả đến từ một dự án nghiên cứu chung của 2 tổ chức Tate & Lyle và trường Queen Elizabeth College. Sucralose được phát hiện vào năm 1976 bởi các nhà khoa học từ…

Công ty Tate & Lyle, khi họ đang làm việc với các nhà nghiên cứu Leslie Hough và Shashikant Phadnis tại trường Queen Elizabeth College (hiện là một phần của King’s College London / nước Anh).

Trong khi nghiên cứu về việc sử dụng sucrose và các dẫn xuất tổng hợp của chúng, Phadnis đã được yêu cầu “test” (kiểm tra) một hợp chất đường clo (chlorinated sugar). Tại thời điểm đó, Phadnis nghĩ rằng…

Hough đang yêu cầu anh ta “taste” (nếm) chất này, vì vậy anh ta đã nếm chúng. Khi nếm thử thì Phadnis đã phát hiện ra rằng hợp chất này cực kỳ ngọt. Và sau đó, công ty Tate & Lyle đã được cấp bằng sáng chế cho sucralose vào năm 1976.

Sucralose tác động cơ thể như thế nào ?

Hầu hết mọi người đều cho rằng NNS (cụ thể là sucralose) chỉ là các chất trơ. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Sucralose đã được liên kết với việc kích hoạt thụ thể ngọt Gr64a (sweet receptor), một thụ thể vị giác của ruồi.

Trong khi đó, ở con người, thì chúng ta có TAS1R3 (một loại thụ thể vị giác / taste receptor) được liên kết với sucralose. Không chỉ vậy, loài chuột cũng có TAS1R3. Và cả hai loại thụ thể này còn được gọi là T1R3.

Các loại NNS như sucralose không chỉ đơn giản đi qua cơ thể mà không gây ra bất kỳ tác động nào. Trên thực tế, sucralose thường được xem là chất trơ là bởi vì các tác động của chúng quá nhỏ để có thể nhận được sự chú ý.

Sucralose và sức khỏe đường ruột

Các vi khuẩn thân thiện trong đường ruột có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta. Theo các nghiên cứu, chúng có thể cải thiện quá trình tiêu hóa, có lợi cho chức năng miễn dịch…

Và làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên chuột cho thấy, sucralose có thể gây tác động tiêu cực đến những vi khuẩn này. Sau 12 tuần, những chú chuột tiêu thụ chất tạo ngọt…

Có lượng vi khuẩn kỵ khí (anaerobes / vi khuẩn không cần oxy) trong ruột ít hơn 47-80%. Các vi khuẩn có lợi như bifidobacteria và vi khuẩn axit lactic (lactic acid bacteria / LAB) đã giảm đáng kể, trong khi các vi khuẩn có hại..

Dường như ít bị ảnh hưởng hơn. Hơn thế nữa, sau khi thí nghiệm kết thúc thì số lượng vi khuẩn đường ruột vẫn chưa trở lại mức bình thường. Mặc dù vậy, chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn trên con người để xác thực những tác động này.

Điều này đã khiến các nhà khoa học nghiên cứu nhiều hơn về sucralose. Và họ đã phát hiện ra rằng, ở chuột, sucralose có thể dẫn đến các triệu chứng giống như bệnh Crohn. Không chỉ vậy, có nghiên cứu còn cho thấy…

Một số giống chuột bị gia tăng tình trạng viêm gan khi ăn sucralose. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu này đều phát hiện ra rằng, thay vì được trung gian bởi thụ thể ngọt, thì những tác động này phụ thuộc vào sự có mặt của vi khuẩn đường ruột.

Có một sự gia tăng mức độ oxy hóa do vi khuẩn tạo ra, cụ thể là loài Bacteroidetes. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta không biết được tại sao điều này xảy ra. Nhưng có thể là do bản thân vi khuẩn cũng có các thụ thể vị giác đang chờ đợi thức ăn.

Và chúng tức giận khi bị lừa và không nhận được lượng calories từ sucralose. Nói tóm lại, chúng ta không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng, sucralose có gây hại cho đường ruột.

Sucralose và lượng đường trong máu

Sucralose được cho là có ít hoặc không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và nồng độ insulin. Tuy nhiên, điều này có thể phụ thuộc vào việc bạn có thói quen sử dụng chất ngọt nhân tạo hay không.

Một nghiên cứu nhỏ trên 17 người mắc bệnh béo phì, không thường xuyên sử dụng các chất tạo ngọt đã báo cáo rằng, sucralose làm tăng lượng đường trong máu lên 14% và tăng mức insulin lên 20%​.

Trong khi đó, nhiều nghiên cứu khác ở những người có cân nặng trung bình, không có bất kỳ tình trạng bệnh lý đáng kể nào cho thấy, sucralose không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và nồng độ insulin.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này bao gồm những người thường xuyên sử dụng sucralose. Như vậy, nếu bạn không tiêu thụ sucralose thường xuyên, thì có thể bạn sẽ gặp phải một số thay đổi đối với lượng đường trong máu và chỉ số insulin.

Tuy nhiên, nếu đã quen với việc tiêu thụ sucralose, thì có thể bạn sẽ không gặp phải bất kỳ tác động nào. Lý do chính khiến sucralose được cho là ảnh hưởng đến lượng đường trong máu là do sự tương tác của chúng với…

Các thụ thể vị giác (taste receptors). Thông thường, các thụ thể vị giác sẽ có trong miệng, Tuy nhiên, các thụ thể vị giác cũng tồn tại trong ruột của chúng ta. Cơ thể chúng ta được tạo ra để cảm nhận lượng đường trong miệng…

Phát hiện ra đường trong ruột, và sau đó thật sự nhận được một lượng calo từ đường. Đây là quy trình mà chúng ta đã tiến hóa để tồn tại theo thời gian. Vậy, điều gì sẽ xảy ra khi quy trình này bị phá vỡ và cơ thể không nhận được calo?

Câu trả lời là chúng sẽ phụ thuộc vào từng bối cảnh. Trong đó, sucralose (ở những người không quen tiêu thụ NNS) có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu và phản ứng của insulin với carbohydrate.

Tuy nhiên, khi xem xét một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, thì chúng ta sẽ thấy rằng không có sự khác biệt giữa nhóm tiêu thụ giả dược (placebo) và nhóm sucralose, khi nói đến việc thay đổi nồng độ glucose.

Ở thời điểm hiện tại, thì giả thuyết được đưa ra cho vấn đề này đó là: một số người đã phát triển khả năng chịu đựng khi tiêu thụ sucralose. Dường như sucralose khiến cho cơ thể…

Sản xuất nhiều chất vận chuyển glucose hơn (glucose transporters / thứ đưa glucose vào cơ thể từ ruột). Sau đó glucose transporters được gửi đến ruột để hỗ trợ cho những gì mà cơ thể nghĩ là đường. Và thụ thể T1R3 là lý do cho điều này.

Dường như trong một khoảng thời gian ngắn và ở những người không thường xuyên sử dụng, thì sucralose sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhiều glucose hơn và tiết ra nhiều insulin hơn.

Vì cơ thể nghĩ rằng chúng đang nhận được các loại đường thông thường. Tuy nhiên, cơ thể của chúng ta có thể sẽ sớm thích nghi với mánh khóe này và tiếp tục các quá trình như bình thường.

Sucralose và sự thèm ăn

Giả thuyết chính về lý do tại sao NNS có thể gây tăng cân (mặc dù không có calo) là bởi vì chúng khuyến khích cơ thể tiêu thụ nhiều calo hơn (tăng sự thèm ăn). Cụ thể, khi nói đến sucralose…

Sự gia tăng của neuropeptide Y (NPY), một chất mạnh mẽ làm tăng sự thèm ăn. Tuy nhiên, do người và chuột là hai loài khác nhau. Nên những thông tin trên sẽ không thể áp dụng cho chúng ta.

Khi xem xét nhiều nghiên cứu ở người, các kết quả cho thấy rằng, việc tiêu thụ sucralose không có ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Sucralose cũng không gây ảnh hưởng thông qua soda ăn kiêng.

Không gây ảnh hưởng đáng kể với việc tiêu thụ sucralose riêng lẻ. Ngoài ra, trong một nghiên cứu của trường Imperial College London (Anh), thì sucralose cũng thất bại trong việc làm gia tăng sự thèm ăn.

Thậm chí một nghiên cứu của trường Iowa State University (USA) đã kết luận rằng, sucralose hoàn toàn tương tự như nước. Nói tóm lại, việc tiêu thụ sucralose không làm cho chúng ta cảm thấy đói nhiều hơn.

Trái ngược với garcinia cambogia, ở động vật, sucralose dường như làm tăng cường thay vì gì gây ức chế chế cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên bằng một cách nào đó, sucralose dường như bị mất tính hiệu quả khi được thử nghiệm ở người.

Sucralose có gây tăng cân không ?

Không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến cân nặng của chúng ta. Các nghiên cứu quan sát đã không tìm thấy mối liên hệ giữa sự tiêu thụ chất tạo ngọt nhân tạo với trọng lượng cơ thể hoặc khối lượng mỡ.

Thế nhưng, một vài trong số các nghiên cứu cho thấy, có một sự gia tăng nhỏ trong chỉ số BMI. Các nghiên cứu về NNS và trọng lượng cơ thể có xu hướng chỉ là những sự tương quan (correlations).

Ví dụ, các nghiên cứu này chỉ xác định ai đang uống soda ăn kiêng và kiểm tra xem họ có béo hay không. Vì vậy, thay vì xem xét các nghiên cứu correlations, thì chúng ta nên tìm kiếm các nghiên cứu double blind để có kết quả chính xác hơn.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, có rất ít nghiên cứu double-blind về trọng lượng cơ thể khi sử dụng NNS (cụ thể là sucralose) trong một khoảng thời gian dài. Trong một nghiên cứu meta-analysis bao gồm…

Trung bình các chất tạo ngọt nhân tạo chỉ làm giảm trọng lượng cơ thể khoảng 0,8 kg. Tuy nhiên, sự giảm cân này dường như là do những người sử dụng NNS có xu hướng mong muốn để giảm cân.