Thịnh Hành 5/2024 # Nước Trà Xanh Để Được Bao Lâu? Giải Đáp Thắc Mắc Về Uống Trà # Top 9 Yêu Thích

Nước trà xanh để được bao lâu?

Trà xanh thật sự rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều. Theo khuyến cáo mỗi người chỉ nên uống một ly trà xanh mỗi ngày. Đối với người cao tuổi hay người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp… cần phải hỏi xin ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Người bình thường không nên uống quá 70ml trà xanh trong một ngày sẽ gây hại đến sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cần phải biết nước trà xanh để được bao lâu. Thông thường trà xanh sẽ được hãm và sử dụng trong ngày. Thời gian sử dụng từ 4 đến 8 tiếng từ khi hãm tùy vào điều kiện thời tiết. Trời nóng trà sẽ nhanh thiu hơn. Vậy nên bạn tuyệt đối không nên để trà xanh qua đêm rồi tiếp tục sử dụng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.

Uống trà xanh có tốt không?

Trà xanh là một đặc sản của Thái Nguyên. Tại đây, rất nhiều người đã trồng và sản xuất nên những loại trà ngon, hương thơm tuyệt hảo nhưng nổi tiếng nhất vẫn là trà xanh đến từ vùng đất Tân Cương. Từng lá trà được tuyển chọn kỹ lưỡng, trải qua công đoạn sơ chế nghiêm ngặt nhằm đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý.

Uống trà xanh có tốt cho sức khỏe hay không? Câu trả lời là có. Trong trà chứa nhiều vitamin, các chất dinh dưỡng hỗ trợ đẩy lùi sự phát triển của các tế bào ung thư, điều trị tiêu hóa, căng thẳng, mệt mỏi… Đối với phái đẹp, trà còn giúp bảo vệ làn da, giảm tình trạng lão hóa, chảy xệ, giúp da căng bóng, mịn màng. Một ly trà mỗi ngày sẽ giúp bạn có được cơ thể dẻo dai, tràn trề sức sống.

Ngoài ra trong lá chè có chứa nhiều hoạt chất như cafein, catechin, theaflavin, tanin… giúp chống oxy hóa, giảm cholesterol, giảm mỡ thừa, tăng tuần hoàn máu, ngừa sâu răng vô cùng hiệu quả. Người cao tuổi uống trà xanh giúp lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể và điều hòa huyết áp.

Trà xanh pha sẵn để lâu

Trà xanh sau khi pha phải uống luôn nếu để lâu không sử dụng quá trình oxy hóa sẽ diễn ra làm mất đi dinh dưỡng cũng như mùi thơm của trà. Màu sắc trà sẽ đậm rất dễ phân biệt. Lúc này các vitamin C, vitamin P hay axit amin… bị giảm sút làm trà biến chất. Trà để quá lâu sẽ bị ô nhiễm vi sinh vật. Khi uống vào tác động tiêu cực đến đường ruột và hệ tiêu hóa.

Trà pha nước đầu

Không chỉ trà để lâu không được uống mà trà pha nước đầu cũng không nên sử dụng. Trà nước đầu là loại nước mà bạn cho vào ấm lần đầu tiên để hãm trà. Bước này được coi như một công đoạn rửa trà bởi để có được những lá trà khô thơm ngon cần phải trải qua rất nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ khác nhau. Việc cháng đi lớp trà bên ngoài sẽ giúp trà thơm và đậm đà hơn. Hơn nữa đây còn là cách để loại bỏ bớt các tạp chất (nếu có) trong trà.

Trà xanh sấy bị cháy

Trà sau khi được tuyển chọn kỹ lượng sẽ phải sơ chế, sấy kỹ càng mới có thể đóng gói và đến tay người tiêu dùng. Trà sấy đúng chuẩn sẽ để được lâu hơn. Trà sấy quá cháy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm mất đi hương vị thuần túy. Khi thấy trà bị sấy quá tay không nên uống bởi rất có thể trong lá trà sẽ phát sinh ra nhiều chất gây hại cho cơ thể. Màu trà sấy khô đúng chuẩn là màu rêu ánh khói, các cánh đều, giòn vừa phải.

Trà để lạnh

Dân thưởng trà có một nguyên tắc mà nhiều người không biết đó là chỉ uống khi trà còn nóng. Lúc này hương thơm của nó sẽ dịu nhẹ, mùi vị chát chát nơi đầu lưỡi và ngọt dịu nơi cuống họng đem lại tinh thần sảng khoái, dễ chịu vô cùng. Đấy là chưa kể uống trà nóng sẽ giúp bạn giữ được tinh thần tỉnh táo, ngủ ngon giấc và mắt sáng hơn.

Trà lạnh không nên uống sẽ gây hại đến sức khỏe. Lúc này cơ thể sẽ phát sinh hàn khí, gây ra tình trạng viêm nhiễm bên trong cơ thể. Nhiều người chủ quan vì cho rằng chỉ cần uống trà trong ngày không cần quan tâm trà có nóng hay không nhưng thực tế lại đang vô hình chung “rước” chất độc vào cơ thể.

Trà vừa pha xong

Trà phải uống nóng ở nhiệt độ khoảng 56 độ C. Bạn không nên uống quá nóng, nhất là lúc vừa mới pha xong, không thưởng thức luôn mà hãy đợi để trà nguội bớt. Trà quá nóng sẽ tác động mạnh mẽ đến cố hỏng, dạ dày, thực quản gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Uống trà quá nóng lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Nhất lá các bệnh về răng miệng, vừa ảnh hưởng đến tủy răng vừa khiến răng có màu ố vàng mất đi tính thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy tự tin trong giao tiếp.

Trà pha để qua đêm

Như đã nói ở trên, trà xanh sau khi pha chỉ có thể sử dụng trong ngày, không để qua đêm. Lúc này trong nước sẽ sinh ra một số loại vi khuẩn gây biến đổi mùi vị của trà. Vi khuẩn khi vào cơ thể sẽ gây bệnh, đồng thời các axit tannic còn lại trong trà sẽ giống như một chất oxi hóa tác động mạnh mẽ đến ruột và dạ dày. Tốt nhất nước trà để qua đêm bạn nên đổ đi ngay.

Trà pha quá đặc

Nhiều người có thói quen uống trà đặc để thưởng thức cái vị chát đặc trưng của trà. Tuy nhiên đây lại là thói quen cực kỳ không tốt cho sức khỏe. Trà đặc chứa rất nhiều caffeine và theophylline. Đây là các chất có khả năng kích thích mạnh mẽ gây mất ngủ, đau đầu, ù tai, chóng mặt. Sử dụng trà đặc trong một thời gian dài sẽ gây đau dạ dày, mệt mỏi và không tốt cho sức khỏe.

Trà xanh có mùi lạ

Trà xanh bình thường sau khi pha sẽ có mùi thơm dịu nhẹ, vị chát chát và ngọt lịm nơi cuống họng. Nếu bạn bảo quản trà không tốt khi pha trà sẽ có mùi nồng nồng rất khó chịu. Lúc này rất có thể trà đã bị nhiễm độc hoặc bị ám mùi của hộp đựng khiến các chất dinh dưỡng nguyên bản bị mai một đi nhiều. Tốt nhất không nên sử dụng trà xanh có mùi lạ.