Đề Xuất 5/2024 # Xây Dựng Và Kiểm Định Giả Thuyết Nghiên Cứu # Top 2 Yêu Thích

Giả thuyết nghiên cứu là sự suy đoán khoa học để trả lời cho câu hỏi hay vấn đề nghiên cứu, được kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm.

Vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu

Giả thuyết là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học, không có khoa học nào mà lại không có giả thuyết nghiên cứu.

Có một giả thuyết sai, vẫn hơn không có một giả thuyết nào cả (Mendeleev).

Tiêu chí xem xét một giả thuyết nghiên cứu:

2. Chức năng của giả thuyết nghiên cứu khoa học

Chức năng cơ bản của giả thuyết nghiên cứu chính là phán đoán.

Phán đoán là một thao tác logic nhờ đó người ta nối liền các khái niệm để khẳng định khái niệm này là hoặc không phải khái niệm kia.

Một số loại hình phán đoán

Có bao nhiêu loại hình phán đoán trong logic học hình thức thì có bấy nhiêu loại giả thuyết được sử dụng trong NCKH.

Phán đoán đơn: chỉ do một phán đoán tạo thành

Phán đoán khẳng định “S là P

Phán đoán phủ định “S không là P”

Phán đoán hoặc nhiên “S có thể là”

Phán đoán minh nhiên “Trong trường hợp này S là P

Phán đoán riêng “Có một số S là (hoặc không là) P”

Phán đoán đơn nhất “Chỉ duy nhất có S là (hoặc không là) P”

Phán đoán phức hợ

Phán đoán liên kết: bao gồm một số phán đoán đơn được nối với nhau bởi các từ liên kết “và”, “nhưng”, “mà”, “song”, “cũng”, “đồng thời”…

Phán đoán lựa chọn: bao gồm một số phán đoán đơn được nối với nhau bởi từ “hoặc”

Phán đoán giải định: bao gồm một số phán đoán đơn được nối với nhau theo kết cấu “nếu… thì”

Một giả thuyết nghiên cứu được xây dựng nhằm:

Tuỳ thuộc mục tiêu nghiên cứu và sản phẩm thu nhận sau nghiên cứu và sản phẩm thu nhận sau nghiên cứu này ta chia làm những loại hình nghiên cứu khác nhau:

Như vậy để có thể đặt ra những giả thuyết phù hợp, người nghiên cứu cần nhận dạng đúng đắn loại hình nghiên cứu và các giả thuyết tương ứng.

Nghiên cứu cơ bản: giả thiết về quy luật

Giả thuyết về quy luật là phán đoán về quy luật vận động của sự vật, nó gắn liền với chức năng mô tả, giải thích, dự báo.

Nghiên cứu ứng dụng: Giả thuyết về giải pháp

Có thể là một giải pháp công nghệ, vật liệu, tổ chức, quản lý… nó gắn liền với chức năng sáng tạo.

Nghiên cứu triển khai: Giả thuyết về hình mẫu

Trong một đề tài nghiên cứu có thể chứa đựng cả 3 loại hình nghiên cứu, hoặc chỉ có một hoặc hai trong ba loại hình.

Trong một loại hình nghiên cứu có thể chứa đựng một hoặc một số giả thuyết nghiên cứu.

Lưu ý:

Bạn đang làm luận văn đề tài về nghiên cứu khoa học? Bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu sao cho hợp lý và logic? Bạn quá bận rộn và không có nhiều thời gian để tập trung hoàn thành bài luận văn của mình. Hãy để Dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn 24 giúp bạn.

Để xây dựng được một giả thuyết nghiên cứu, người nghiên cứu cần nắm vững 2 yếu tố:

Nhận dạng chuẩn xác loại hình nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai).

Phương pháp đưa một phán đoán

Xét về mặt logic học, xây dựng giả thuyết nghiên cứu là đưa ra một phán đoán mới được hình thành từ những phán đoán cũ. Thao tác logic này được gọi là suy luận.

Suy luận là một hình thức tư duy, từ một hay một số phán đoán đã biết (tiền đề) phán đoán mới (kết đề) phán đoán mới chính là giả thuyết.

Có 3 hình thức suy luận: suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và loại suy.

Suy luận diễn dịch: là hình thức suy luận đi từ cái chung đến cái riêng. Bao gồm:

Diễn dịch trực tiếp: gồm 1 tiền đề và 1 kết đề

Diễn dịch gián tiếp: gồm 1 tiên đề và 1 kết đề

Trong suy luận diễn dịch gián tiếp có một trường hợp đặc biệt được gọi là tam đoạn luận là loại suy luận diễn dịch gồm 2 tiên đề và một kết đề.

Ví dụ: Tiên đề 1: Mọi người đều chết

Tiên đề 2: Ông Socrát là người

Kết đề: Ông Socrát rồi cũng phải chết thôi.

Cần thận trọng để khỏi mắc những sai phạm logic

Loại sai phạm thứ nhất: Thiếu tiên đề

Tiên đề 1: Nhà ông Mười vừa mất cái xe đạp

Tiên đề 2: Thằng Chín bên hàng xóm chuyên ăn cắp xe đạp

Kết đề: Vậy thằng Chín ăn cắp xe đạp của ông Mười.

Loại sai phạm thứ 2: đánh tráo tiền đề với kết đề Tiên đề 1: Mọi người đều chết

Tiền đề 2: Con chó cún vừa chết

Kết đề: Con chó cún là người

Quy nạp hoàn toàn: là quy nạp đi từ tất cả những cái riêng đến cái chung

Quy nạp không hoàn toàn: là quy nạp đi từ một số cái riêng đến cái chung

Loại suy: là hình thức suy luận đi từ riêng đến riêng

Quy nạp không hoàn toàn và loại suy là những hình thức suy luận phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu và là sự lựa chọn thông minh trong nghiên cứu khoa học.

5. Cách kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu

Thực hiện kiểm chứng một giải thuyết nghiên cứu bất kỳ nhờ các thao tác logic: chứng minh hoặc bác bỏ.

Là một hình thức suy luận, là việc dựa vào những kết luận khoa học đã được công nhận (luận cứ) để chứng minh tính chân xác của một giả thuyết nghiên cứu (luận đề).

Các quy tắc chứng minh

Chú ý: Mặc dù bác bỏ là một cách chứng minh, nhưng trong quy tắc của bác bỏ không đòi hỏi đủ ba bộ phận hợp thành như trong chứng minh mà chỉ cần bác bỏ một trong ba yếu tố.

Khi giả thuyết nghiên cứu được chứng minh thì quá trình nghiên cứu kết thúc. Ngược lại khi một giả thuyết nghiên cứu bị bác bỏ (không chứng minh được) thì người nghiên cứu phải tiếp tục thu thập và xử lý thông tin để chứng minh giả thuyết hoặc phải xem lại giả thuyết và thậm chí phải đặt lại một giả thuyết khác.

Bài viết trên đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức xoay quanh kiến thức về giả thuyết nghiên cứu là gì? Chức năng là cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu khoa học logic. Hy vọng rằng kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ hotline 0988552424 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.