Xem Nhiều 5/2024 # Trẻ Sốt 37.8 Độ : 23 Cách Hạ Sốt Nhanh Mà Không Cần Dùng Thuốc # Top 1 Yêu Thích

Tại sao trẻ lại bị sốt ?

Trẻ sốt 37.8 độ có đáng lo không, cần phải uống thuốc không ?

Hoặc những thắc mắc như:

Khi nào thì cần phải cho con uống thuốc?

Có cách nào hạ sốt cho con mà không cần dùng đến thuốc không?

Đừng lo lắng!

Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết 8 cách hạ sốt mà không cần dùng thuốc khi trẻ sốt 37.8 độ.

Thường thì trẻ sốt trên 38 độ C ( xấp xỉ khoảng 38.5 độ C ) là các mẹ có thể cân nhắc cho trẻ uống uống thuốc hạ sốt được rồi.

Nhưng có nhiều trường hợp con sốt đêm dưới 38 độ C ( <= 37.8 độ C ). Thì các mẹ có thể tự xử lý được bằng những phương pháp đơn giản mà không cần dùng thuốc.

Sốt là một triệu trứng thường gặp nhất đối với trẻ sơ sinh . Với mẹ mới sinh con lần đầu ( thường gọi là con so), con sốt luôn là chuyện ám ảnh nhất. Mỗi lần con sốt các mẹ sẽ có cảm giác như mình đang trải qua một phân cảnh trong bộ phim kinh dị vậy. Vô cùng tổn hại đến tinh thần và nhan sắc.

Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh dao động từ 36.5 đến 37.5 độ C.

Vậy khi sốt nhiệt độ trẻ thay đổi như thế nào ?

Vì thân nhiệt mỗi trẻ một khác nên không có trị số nào chính xác tuyệt đối 100% để xác định là con đang sốt hay không.

Tuy nhiên, theo thống kê trung bình, trẻ được coi là bị sốt khi nhiệt độ của trẻ:

Lớn hơn hoặc bằng 38 độ C khi đo nhiệt độ ở hậu môn.

Nhiệt độ miệng lớn hơn 37.8 độ C.

Ở nách là 37.2 độ C trở lên.

Hoặc lớn hơn 38 độ C khi đo nhiệt độ ở tai.

Do đó, các mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để theo dõi và biết thời điểm nào cần đưa con đi khám bác sĩ.

Trẻ sơ sinh sốt ở nhiệt độ này là mức độ sốt nhẹ. Do đó, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần tích cực theo dõi bằng cách đo nhiệt độ để phán đoán tình hình.

Mặc quần áo mát cho con. Nếu con toát nhiều mồ hôi thì cởi hết quần áo ra.

Lưu ý: giữ ấm phần ngực của con.

Lót khăn bên dưới, loại khăn thấm hút mồ hôi. Tốt nhất là chất vải giống khăn sữa giống như khăn này là được

Sau đó thực hiện lau nước ấm cho bé như sau:

Sử dụng khăn nước ấm vắt khô và đặt vào 3 vị trí sau trẻ sẽ dễ chịu hơn rất nhiều

Các mẹ cần kiểm tra thường xuyên. Nếu khăn không còn ấm phải thay ngay, tránh để lạnh ngấm ngược trở lại cơ thể bé. Liên tục xoay vòng đắp khăn ấm 3 vị trí đó sẽ làm bé nhanh chóng hạ sốt.

Bé sốt 38.5 độ, hai vợ chồng thay nhau đắp khăn ấm cho con.

Sốt là một đáp ứng của cơ thế đối với bất kỳ nhiễm trùng nào. Khi đó thân nhiệt cơ thể sẽ tăng lên trên nhiệt độ bình thường. Nguyên nhân là do bộ phận điều nhiệt trong cơ thể bé thay đổi.

Sốt là một phản ứng của cơ thể với sự xâm nhập của virus, vi trùng hay một loại ký sinh trùng nào đó. Khi đó cơ thể sinh ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Kết quả là, cơ thể bé nóng lên, đây là nguyên nhân bé bị sốt.

3.2.1 Sốt do siêu vi

Hầu như các nguyên nhân của sốt ở trẻ đều là những bệnh do siêu vi như:

Cơ bản, những trường hợp sốt do siêu vi thường sốt khoảng 38-40 độ C và thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày.

Các mẹ nên nhớ, sốt siêu vi không có thuốc điều trị, chỉ có thể chờ đợi để cơ thể tự tiêu diệt siêu vi đó thông qua sốt mà thôi.

3.2.2 Sốt do vi trùng

Sốt do vi trùng thường là nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, một số trường hợp nhiễm trùng viêm tai giữa, viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A, viêm màng não.

Và chắn chắn rằng, sốt do vi trùng hay do ký sinh trùng thì có thuốc đặc trị đặc hiệu là kháng sinh.

3.2.3 Trẻ bị sốt do mọc răng

Tùy từng thể trạng, nên khi mọc răng có bé bị sốt và bé không bị sốt.

Trường hợp bé bị sốt, các mẹ không cần phải cho bé uống bất cứ loại thuốc gì. Chỉ cần chăm sóc con, cho con uống đủ nước, ăn đủ bữa là con sẽ khỏe mạnh lại sau khi răng đã nhú được ra bên ngoài.

3.2.3 Làm thế nào xác định được là sốt do siêu vi hay vi trùng, bệnh nặng hay nhẹ

Thực tế thì, sốt cao hay thấp không cho các mẹ biết được tác nhân gây bệnh là siêu vi hay vi khuẩn. Và cũng không nói lên rằng bệnh nghiêm trọng hay không.

Về cơ bản, biểu hiện hành vi của trẻ mới cho thấy bệnh nghiêm trọng hay không. Vì vậy, mặc dù trẻ sốt cao nhưng trẻ vẫn chơi đùa bình thường thì các mẹ có thể yên tâm theo dõi con tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt nhẹ nhưng lại ngủ li bi, tay chân chậm chạp thì các mẹ nên cho con đi khám càng sớm càng tốt.

3.2.4 Cách đo nhiệt độ trẻ sơ sinh

Em đã tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Đo nhiệt độ cho bé ở hậu môn ( trực tràng) là chính xác nhất. Tuy rằng, đo nhiệt độ tại hậu môn khá khó chịu đối với bé. Nhưng lại hoàn toàn đáng tin cậy với các bé dưới 3 tháng tuổi. Vì tại trực tràng(hậu môn) là nhiệt độ cận mạch máu nhất nên phản ánh nhiệt độ trung tâm cơ thể đáng tin cậy nhất.

Tiếp đến, đo nhiệt ở nách cũng tương đối tin tưởng. Nhưng đối với các bé, do gầy béo khác nhau nên nách được coi là nhiều độ đo gián tiếp. Vì thế, sai số khoảng 0.3-0.5 độ C để dự đoán nhiệt độ trung tâm.

Một cách nữa là đo nhiệt độ tại lưỡi, nhưng không được khuyến khích bởi nó bị tác động bởi nhiều yếu tố. Ví dụ như trước đó, trẻ có ăn, uống đồ lạnh/nóng hay không, nước bọt cũng ảnh hưởng đến độ chính xác,…

Tóm lại, các mẹ nên đo nhiệt độ cho bé ở hậu môn là chính xác nhất MUA NGAY MIẾNG DÁN HẠ SỐT ĐỂ DỰ PHÒNG CHO CON VỚI GIÁ ƯU ĐÃI

4. Trẻ sơ sinh sốt phải làm sao

Đầu tiên, các mẹ cần phải chăm sóc và theo dõi sát sao biểu hiện của trẻ.

Sốt làm cho bé mất nước. Vì vậy các mẹ cần cho bé uống nhiều nước, tùy theo bé thích uống loại nước gì thì cho bé uống nước đó: nước ấm, nước bù điện giải, nước mát,…

Cho bé mặc đồ thoáng mát. Không ủ ấm trẻ (trừ khi đang là mùa đông) để không làm trẻ toát mồ hôi. Bởi vì khi sốt, mồ hôi sẽ thấm ngược trở lại cơ thể dễ làm bé viêm phổi ốm nặng hơn.

Duy trì nhiệt độ trong phòng luôn mát mẻ. Có thể bật điều hòa nếu trời quá nóng nhiệt độ trong khoảng 24-27 độ C. Hoặc có thể mở của sổ và cửa chính để thông gió.

Một số trẻ khi sốt cao sẽ kèm theo co giật, vì vậy các mẹ cần học cách để xử lý trong tình huống như vậy.

Video “90% CÁC MẸ KHÔNG BIẾT PHẢI LÀM SAO KHI CON SỐT CAO CO GIẬT” ( 2 Phút 42 Giây)

4.1 Có nên lau mát cho trẻ khi bị sốt

Đây là cách mà em dám chắc chắn rằng mẹ nào cũng từng sử dụng khi con bị sốt.

Trước tiên, phải khẳng định rằng lau mát không gây hại gì cho bé. Nhưng không giúp bé hạ sốt triệt để. Bởi vì, sốt là do tăng nhiệt độ bên trong cơ thể, chứ không phải do nhiệt độ bên ngoài tác động. Vì thế, ngay lúc lau mát có thể làm giảm nhiệt độ da chút xíu. Nhưng ngay sau đó, trẻ lại nóng trở lại ban đầu.

Do vậy, các mẹ có thể dùng phương pháp này kết hợp với uống thuốc hạ sốt nếu bé sốt cao ( vượt ngưỡng 38.5 độ C)

4.2 Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc

Nói chung, sốt là một phản ứng có lợi giúp bé sản sinh ra kháng thể giúp chống lại nhiễm khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch của bé. Việc này sẽ giúp cho bé khỏe mạnh sau này.

Do đó, nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường, dù có hơi mệt chút xíu, vẫn có thể ngủ được thì không cần uống thuốc hạ số. Mà chỉ cần những biện pháp đơn giản như uống nước, nghỉ ngơi và mặc đồ thoáng mát.

Vì vậy, đa số các trường hợp các bé không cần phải uống thuốc hạ sốt.

Tuy nhiên, có một số tình trạng các mẹ lưu ý cần cho bé uống thuốc hạ sốt bao gồm:

Bé sốt cao trên 38.5 độ, thì các mẹ có thể cân nhắc cho bé uống thuốc hạ sốt được rồi.

Bé rất quấy khi sốt.

Bé bị một số bệnh lý về tim, phổi, não hay bệnh lý về thần kinh mà có thể ảnh hưởng do sốt. Khi sốt thì tim bé phải làm việc nhiều, đó là điều bất lợi cho bé. Nên với tình trạng này thì nên cho bé uống thuốc.

4.3 Trẻ bị sốt có nên đi tất

Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều mẹ.

Và câu trẻ lời là các mẹ nên đi tất ướt đã vắt khô cho bé. Việc này giúp máu ở gan bàn chân bé được lưu thông tốt hơn, rút ngắn quá trình phục hồi sức khỏe khi bị sốt.

4.4 Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm

Vấn đề trẻ nóng sốt là bình thường. Nhưng sẽ là nguy hiểm nếu bé sốt quá cao.

Thông thường với trẻ sơ sinh thì cứ qua qua 39 độ là nguy hiểm. Cần phải có phương án hạ sốt cho con.

Một số biến chứng có thể gây ra nếu bé sốt cao như:

Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất đó là bé bị co giật.

Bé rơi vào trạng thái mê sảng, rối loạn tri giác

Tổn thương não bộ, gây suy giảm trí nhớ sau này.

Phù não.

Do vậy, khi thấy dấu hiệu bé sốt cao không giảm. Nếu không có thuốc hạ sốt tại chỗ thì các mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

5. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đi khám khi bị sốt

Nếu bé vẫn chơi đùa và linh hoạt, vẫn có thể uống nước/sữa, vẫn có thể ăn được. Thì các mẹ có thể theo dõi ở nhà vài ngày mà không cần đưa con đi khám. Tuy nhiên, các mẹ nên theo dõi kỹ diễn tiến của bệnh để đưa bé đi khám kịp thời.

Uống thuốc hạ sốt mà không giảm

Tất cả các bé dưới 3 tháng tuổi có tình trạng sốt, bất kể bé đó như thế nào, các mẹ đều phải đưa con đi bác sĩ khám. Vì ở độ tuổi này, nhiều con bị bệnh nặng mà cơ thể chỉ biểu hiện là sốt. Nên cần phải được đưa đi khám sớm nhất có thể để chuẩn đoán bệnh.

Bé sốt lừ đừ, quấy khóc dữ dội, không uống nước được.

Các bé bị tim bẩm sinh.

Bé sốt kèm theo co giật.

Các trường hợp bé sốt kéo dài từ 3 đến 4 ngày không thuyên giảm cũng cần phải đi khám ngay.

Bé sốt thở nhanh, thở gấp gắng sức, đau tai.

Hoặc nữa là, nếu các mẹ quá lo lắng cũng nên đi khám.

Trẻ sốt về đêm không rõ nguyên nhân, sốt li bì nhiều ngày nhưng không tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng sốt của bé.

6. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

Các con thường hay sốt về đêm, nên có nhiều khó khăn nếu phải đi bác sĩ vào khung giờ này. Chính vì vậy, đôi khi chỉ dựa vào những thứ sẵn có trong nhà như lau nước ấm, chanh, khoai tây,…. Nếu các mẹ tìm hiểu, sẽ vô cùng hữu ích trong những tình huống nước sôi lửa bỏng.

6.1 Hạ sốt cho con bằng cách lau nước ấm

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng em đã từng thực hiện cách này và đúng là hiệu nghiệm.

Đầu tiên, khi con sốt các mẹ cởi bớt quần áo, cho con mặc thoáng mát. Tiếp đến dùng khăn mặt dày, ngâm nước ấm, rồi vắt nước (không vắt khô khăn). Sau đó lau các vùng như bàn chân, bàn tay, nách, cổ và đắp khăn lên trán và gáy.

Cần thay khăn thường xuyên khi hết ấm. Làm liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần, thân nhiệt con sẽ dần giảm xuống.

Đây là một trong những công dụng tuyệt vời của chanh. Các mẹ cắt lát chanh thật mỏng, sau đó chà nhẹ nhàng lên khuỷu tay, chân, trán. Trẻ sẽ hạ sốt rất nhanh. Phương pháp này cũng rất hữu dụng khi trẻ sốt cao trên 39 độ C.

Lưu ý: vì chanh có tính axit nên các mẹ cần tránh chà lên da bé tại những vị trí bị xước sẽ làm bé bị đau, xót.

Với đặc tính mát của khoai tây. Các mẹ có thể thái từng lát mỏng khoai tây, ngâm với chút dấm gạo loãng khoảng 15 phút. Sau đó đắp lên trán, bé sẽ nhanh chóng hạ sốt.

Khi sốt, bé rất háo nước. Vì vậy uống nhiều nước sẽ giúp hạ thân nhiệt cho bé. Đây cũng là một cách tốt giúp bé hạ sốt. Không cho bé uống nước ngọt, nước có ga và cafe

6.5 Cho bé ở nơi không khí lưu thông, thoáng gió.

Nếu ở trong phòng kín, thì các mẹ nên mở hết các cửa sổ và cửa chính đẻ gió lưu thông. Xua tan bớt không khí ngột ngạt, sẽ giúp bé dễ chịu hơn, giảm nhiệt độ cơ thể.

6.6 Mặc quần áo mát cho trẻ

Khi sốt, nhiều mẹ vì sợ con yếu nên mặc cả đống quần áo cho bé. Hãy dừng ngay lại, các mẹ đang làm trẻ sốt cao thêm đó.

Trẻ đang sốt cao, nếu mặc nhiều quần áo sẽ làm trẻ toát mồ hôi và ngấm hết vào trong cơ thể bé. Có thể làm bé bị lạnh, viêm phổi.

Vi vậy, cần phải bung hết quần áo của trẻ ra, cho con mặc thoáng mát. Bé sẽ hạ thân nhiệt nhanh chóng sau khi được mặc thoáng hơn.

6.7 Hạ sốt cho bé bằng dưa chuột

Ngoài công dụng đắp mặt làm đẹp cho mẹ, thì dưa chuột còn có tác dụng hạ sốt cho con. Thực tế thì, dưa chuột thường chỉ có công hiệu và có tác dụng làm hạ sốt cho trẻ khi sốt mọc răng.

Cách thực hiện: Các mẹ gọt dưa chuột thành hình ti giả, sau đó cho trẻ ngậm. Với tính mát của dưa chuột sẽ làm lợi bé dịu đi, và kèm theo đó bé sẽ giảm sốt.

6.8 Đắp lá diếp cá hạ sốt cho trẻ sơ sinh

Các mẹ có thể sử dụng lá diếp cá, lá bỏng, hoặc ngải cứu để đắp lên trán bé.

Đây là một trong những cách hạ sốt đơn giản, dễ làm và hiệu quả nhất mà em từng áp dụng. Các mẹ lấy một trong các loại lá trên, dã nhuyễn sau đó dùng khăn sữa bọc lại đắp lên trán bé. Đắp khoảng 45 phút lại thay một lượt lá khác. Làm liên tục nhiều lần như vậy sẽ giúp hạ thân nhiệt trẻ, bé sẽ giảm sốt nhanh chóng. Đặc biệt cách này có thể áp dụng được cho cả trẻ sơ sinh.

7. Trẻ sốt cao uống hạ sốt không giảm

Trong một vài trường hợp trẻ sốt cao nhưng sau khi được uống thuốc hạ sốt. Dù sau 15 – 30 phút, trẻ không giảm sốt và không có triệu chứng toát mồ hôi.

Lý do là có thể các mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt với liều lượng chưa đủ. Do đó, cần đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc, cho bé uống đúng liều lượng phù hợp với số tháng và cân nặng của trẻ.

Không cho trẻ uống không đủ hoặc quá liều vì đều gây nguy hiểm đến trẻ. Đặc biệt thời gian mỗi lần uống thuốc hạ sốt không dưới 4 tiếng. Cho trẻ uống quá liều sẽ làm rối loạn chức năng gan và thận gây nên nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe của bé.

Tất cả các phương pháp hạ sốt trên đều dễ dàng thực hiện. Nhưng các mẹ lưu ý là, những cách này phù hợp nhất cho trẻ sốt nhẹ từ 37.8 đến 38.5 độ C.

Chính vì vậy, các mẹ cần nhắc nếu bé sốt cao lớn hơn 39 độ C, cần phối hợp cả những cách hạ sốt này đồng thời uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Cảm ơn các mẹ !