Thịnh Hành 5/2024 # Bà Bầu Bị Zona Thần Kinh Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không, Nên Bôi Thuốc Gì? # Top 9 Yêu Thích

Bà bầu bị zona thần kinh gây ra bởi virus varicella zoster khi sức đề kháng mẹ bầu giảm sút, cơ thể quá mệt mỏi hay căng thẳng thần kinh zona trong thai kỳ. Zona thần kinh khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu bị zona thần kinh cần đến khám bác sĩ để hạn chế ảnh hưởng đến mắt hay còn gọi là zona mắt. Vậy, bà bầu bị zona thần kinh kiêng gì, bôi thuốc gì…

Bà bầu bị zona thần kinh gây ra bởi virus varicella zoster khi sức đề kháng mẹ bầu giảm sút, cơ thể quá mệt mỏi hay căng thẳng thần kinh zona trong thai kỳ. Zona thần kinh khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu bị zona thần kinh cần đến khám bác sĩ để hạn chế ảnh hưởng đến mắt hay còn gọi là zona mắt. Vậy, bà bầu bị zona thần kinh kiêng gì, bôi thuốc gì nhanh khỏi.

Bệnh zona thần kinh gây ra bởi virus thủy đậu, khiến người mắc bệnh bị đau ngoài da do phát ban phồng rộp. Tình trạng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ngay cả khi trong thời kỳ mang thai. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách hạn chế tối đa ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và ngăn ngừa biến chứng trong tương lai.

Zona thần kinh là bệnh gì?

Bệnh zona thần kinh còn gọi là bệnh “giời leo” bệnh này dễ lây lan, do một dạng tái hoạt động của virus varicella zoster – tác nhân gây bệnh thủy đậu. Đôi khi bệnh zona còn được gọi là herpes zoster, nhưng không giống với herpes sinh dục.

Nguyên nhân bà bầu bị zona thần kinh có thể là do sức đề kháng giảm sút, cơ thể quá mệt mỏi hay căng thẳng thần kinh zona trong thai kỳ. Bệnh zona có thể tái phát nhưng sẽ không trở lại nhiều lần.

Triệu chứng bệnh zona thần kinh

Triệu chứng điển hình của bệnh zona là phát ban dưới dạng những mụn nước nhỏ, gây đau đớn cho người bệnh. Mụn nước sẽ xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở ngực, bụng, một bên thân mình hoặc khuôn mặt.

Trước khi phát ban, bệnh nhân thường cảm thấy nóng rát hoặc ngứa ran ở khu vực bị ảnh hưởng, đôi khi kèm theo triệu chứng mệt mỏi và không khỏe trong người. Một vài người cũng bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy và khó tiểu. Trong một vài ngày tiếp theo, các vết phát ban phồng rộp thành mụn nước chứa dịch lỏng, sau 7 – 10 ngày sẽ bong vảy và rơi ra.

Ngay cả khi phát ban đã biến mất, những cơn đau vẫn có thể tồn tại ở vị trí cũ. Tình trạng này gọi là đau dây thần kinh sau zona, ảnh hưởng đến khoảng 1% người bệnh. Số còn lại sẽ chấm dứt cơn đau trong vòng tối đa 4 tháng kể từ khi dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.

Bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi?

Phụ nữ bị bệnh zona thần kinh khi mang thai về cơ bản sẽ không bị ảnh hưởng tới thai nhi. Mặc dù bệnh zona là vô hại đối với em bé trong thai kỳ, nhưng virus varicella-zoster lại rất dễ lây lan và gây ra bệnh thủy đậu.

– Nếu mẹ đang mang thai trong 3 tháng đầu cần cảnh giác với bệnh zona thần kinh vì đây là giai đoạn bào thai đang trong quá trình hình thành cách cơ quan, không cẩn thận sẽ gây dị tật.

– Từ tháng thứ 4 trở đi, khi thai nhi đã dần hoàn thiện thì mức độ ảnh hưởng tới bào thai rất hiếm.

Zona thần kinh được xem là một bệnh lành tính, không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và có thể không cần dùng thuốc, nhưng mẹ bầu cũng lưu ý cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với mẹ như:

– Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt.

– Liệt mặt, mất vị giác do tổn thương vào dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt).

– Viêm não khi có tổn thương não.

Điều trị zona thần kinh cho bà bầu như thế nào?

Nếu bà bầu nghi ngờ mình đang bị bệnh zona thần kinh, đặc biệt là khi bị mụn nước xuất hiện ở phần đầu cổ và mặt, thì nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để hạn chế ảnh hưởng đến mắt hay còn gọi là zona mắt ( mí mắt sưng, đỏ, gây đau, sẹo giác mạc, viêm mống mắt, viêm thượng củng mạc thậm chí gây mù lòa).

Hiện nay, vẫn không có thuốc chữa trị đặc hiệu cho bệnh zona. Tuy nhiên, có thể điều trị bằng thuốc kháng virus như: acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir) và valacyclovir (Valtrex) để giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh zona cũng như nguy cơ đau thần kinh sau zona.

Thuốc sẽ hoạt động tốt nhất nếu được dùng càng sớm càng tốt sau khi các triệu chứng bắt đầu. Bác sĩ cần cân nhắc xem lợi ích của thuốc kháng virus có cao hơn rủi ro cho em bé hay không, trước khi quyết định cho thai phụ điều trị bệnh zona bằng thuốc. Nếu dùng đúng theo chỉ dẫn thì những loại thuốc này được xem là an toàn trong thai kỳ.

Bà bầu bị zona thần kinh bôi thuốc gì?

Bà bầu bị zona thần kinh chỉ nên sử dụng thuốc bôi ngoài da acyclovir – thuốc này sẽ có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa bội nhiễm và viêm nhiễm ở cùng tổn thương.

Việc sử dụng thuốc bôi ngoài da trị zonz cho bà bầu hạn chế việc phải uống thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến thai nhi nên sẽ an toàn hơn. Do đó, không nên dùng thuốc uống đối với những bà bầu.

Tuy nhiên việc sử dụng những thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau giảm ngứa thì cần phải có sự đồng ý của bác sĩ về kê đơn và liều lượng sử dụng, tránh tùy tiện dùng thuốc gây ảnh hưởng đến bản thân và cả thai nhi.

Bà bầu bị zona thần kinh kiêng gì?

Bà bầu bị zona thần kinh nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

Chất béo: các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn, đồng thời làm các vết thương do bệnh zona gây ra lâu lành hơn. Do đó người bệnh nên kiêng ăn các loại đồ ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ.

Hạn chế các loại đồ uống có cồn như rượu, bia: rượu, bia sẽ ngăn chặn hệ miễn dịch làm vi rút của bệnh zona lây lan nhanh hơn.

Thực phẩm giàu axit amin arginine: theo nhiều nghiên cứu loại thực phẩm này có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi rút bệnh zona. Do đó trong quá trình điều trị, người bệnh zona thần kinh cần kiêng ăn các loại hạt cây, các sản phẩm được chế biến từ đậu nành, sô cô la, yến mạch, mầm lúa mì, dừa, bột mì trắng và gelatin.

Ngũ cốc tinh chế: ngũ cốc tinh chế làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu, gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng, đồng thời làm các vết thương lâu lành hơn.

Mặc khác, những thực phẩm tốt cho bà bầu bị zona thần kinh nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu lysine, giàu kẽm, vitamin C, cam thảo, vitamin B6, B12,…

Bà bầu bị zona thần kinh phải làm sao?

Bác sĩ cũng có thể đề nghị các phương pháp hỗ trợ sau đây nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh zona:

Uống paracetamol để giảm đau do phát ban;

Giữ cho các nốt mụn nước sạch sẽ và khô ráo nhằm tránh nhiễm trùng;

Không dùng chung khăn và quần áo với người bệnh để hạn chế lây lan;

Mặc quần áo rộng rãi khi bị phát ban, tránh để vải cọ xát vào những nốt mụn nước sẽ giúp chúng mau lành hơn;

Nếu các nốt mụn bị rỉ nước, hãy sử dụng miếng gạc mát để làm dịu làn da và giúp giữ sạch vết phát ban. Lưu ý, mỗi lần áp gác mát vào nốt mụn không kéo dài quá 20 phút và chỉ thực hiện khi chúng đang rỉ dịch;

Thoa một ít kem dưỡng da calamine vào vết phát ban để làm dịu cơn ngứa.

Tóm lại, tỷ lệ bà bầu bị zona thần kinh là rất thấp. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và lo lắng về nguy cơ mắc bệnh zona nên khám bác sĩ khi có những dầu hiệu của bệnh zonz trước khi sử dụng các loại thuốc nào. Mẹ bầu nhận biết dấu hiệu zona thần kinh và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh zona ở mẹ và trẻ sơ sinh.

Từ khóa:

bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi

bầu bị zona thần kinh bôi thuốc gì

bà bầu bị zona nên kiêng gì

zona thần kinh khi mang thai 3 tháng đầu

bầu 38 tuần bị zona

bà bầu bị giời leo bôi thuốc gì

bà bầu bị zona thần kinh kiêng gì