Xu Hướng 5/2024 # Răng Cửa Bị Chết Tủy Có Nên Nhổ Bỏ Không? # Top 5 Yêu Thích

1. Khi nào cần nhổ răng cửa bị chết tủy?

Mỗi người thường có 8 chiếc răng cửa, chia đều cho hai hàm. Vì chỉ có một chân nên những chiếc răng này thường chỉ có một ống tủy.

Vị trí của các răng cửa trong cung hàm

Cũng giống như các răng khác, tủy răng cửa cũng được bao bọc bởi men răng và ngà răng. Thế nhưng, vẫn có nhiều lí do khác nhau khiến cho tủy bị lộ ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác tấn công vào răng, gây viêm tủy, hoại tử tủy.

Việc xác định có nên nhổ bỏ răng cửa bị chết tủy hay không phụ thuộc nhiều vào tình trạng của chiếc răng và chỉ định của bác sĩ.

Trên thực tế, việc nhổ răng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân như tiêu xương hàm, tụt nướu, xô lệch răng, biến chứng cơ mặt…

Do đó, nhổ răng được xem là phương án cuối cùng, chỉ được chỉ định khi và chỉ khi răng cửa bị viêm tủy do nứt chân răng hoặc ổ viêm nhiễm đã lây lan xuống cấu trúc bên dưới, tạo thành ổ mủ ở chân răng, áp xe răng, gây biến chứng đến các mô nâng đỡ của răng như dây chằng, xương ổ răng…

2. Phương pháp bảo tồn răng cửa bị chết tủy

Khi tủy răng đã bị hoại tử hoặc chết hoàn toàn, bắt buộc phải loại bỏ tủy và các mô răng bị ảnh hưởng để phòng ngừa các biến chứng của bệnh như viêm chân răng, viêm nha chu, áp xe răng…

Sau khi loại bỏ hoàn toàn tủy và các mô răng bị ảnh hưởng, tùy vào tình trạng cụ thể của chiếc răng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phục hình phù hợp, thường là bọc răng sứ.

Mục đích của việc bọc răng sứ cho răng cửa đã lấy tủy là để bảo tồn răng thật cho bệnh nhân. Răng đã lấy tủy thường rất giòn, nếu không có mão răng sứ che chắn, bảo vệ, nguy cơ gãy, vỡ là rất cao.

Song song với đó, các răng đã lấy tuỷ sẽ dần chuyển sang màu đen xám, gây mất thẩm mỹ. Lúc này, mão răng sứ có tác dụng như một lớp áo, bao bọc hoàn toàn phần thân răng thật, che đi màu răng ở bên trong.

Trường hợp chân răng cửa đã lấy tủy quá yếu, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật đóng chốt răng để giúp răng được cứng chắc và đủ vững chải để cố định mão răng sứ lên trên.

Trường hợp phần thân răng cửa còn lại sau khi loại bỏ các mô răng bị ảnh hưởng là quá ít, không đủ để lắp mão răng sứ, bác sĩ sẽ gắn thêm cùi giả để tăng kích thước thân răng.

3. Các phương pháp phục hình cho răng bị chết tủy không thể bảo tồn và phải nhổ bỏ

Sau khi nhổ răng, vùng xương hàm bên dưới không còn nhận được các kích thích cơ học từ hoạt động ăn nhai của răng sẽ thoái hóa và tiêu dần đi, làm cho nướu răng dần lõm xuống, không còn đầy đặn như trước.

Thời gian mất răng càng lâu, xương hàm bị tiêu đi càng nhiều, khiến các răng bên cạnh bị đổ nghiêng vào khoảng mất răng. Răng đối diện có xu hướng trồi lên hoặc thòng xuống hàm mất răng, làm hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm.

Chính vì thế, khi trồng lại chiếc răng này, bạn nên ưu tiên thực hiện các phương pháp có thể phục hình được cả thân và chân răng để ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có phương pháp trồng răng Implant có khả năng này.

– Trồng răng Implant để phục hình răng cửa bị mất

Trồng răng Implant răng cửa là quá trình bác sĩ đặt các trụ Implant được làm từ Titanium vào vùng xương hàm ở khoảng mất răng. Nhờ vào cấu tạo đặc biệt, chúng có khả năng tích hợp vĩnh viễn vào xương hàm và thực hiện các chức năng tương tự như chân răng thật đã mất.

Thời gian trồng răng Implant từ A – Z thường mất khoảng từ 1 – 6 tháng, tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người hoặc tùy vào vật liệu implant mà khách hàng lựa chọn.

Ở giai đoạn cuối cùng của quá trình, mão răng sứ có hình dáng, màu sắc, kích thước tương tự, hài hòa răng thật của bệnh nhân sẽ được lắp lên trên các trụ Implant để tạo thành một chiếc răng mới hoàn chỉnh.

Ngoài khả năng hạn chế hiện tượng tiêu xương hàm, răng Implant còn có nhiều lợi ích khác như:

✅ Giá trị thẩm mỹ cao, đồng đều, hài hòa với các răng khác trong cung hàm.

✅ Thời gian sử dụng lâu dài, có thể duy trì vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt.

✅ Chức năng ăn nhai và phát âm gần như không có sự khác biệt với răng tự nhiên.

✅ Không xâm lấn đến các răng thật kế cận, không cần mài răng.

Về phương diện kỹ thuật, trồng răng Implant là một kỹ thuật nha khoa khó, cần can thiệp trực tiếp vào xương hàm. Do đó, chi phí thực hiện tương đối cao. Nếu chưa có điều kiện để trồng răng Implant ngay sau khi nhổ răng, bạn có thể cân nhắc phục hình răng bằng cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về việc “ Răng cửa bị chết tủy có cần phải nhổ bỏ không? ”

Gọi ngay HOTLINE 0778.881.885 để đặt lịch tư vấn và thăm khám cùng chuyên gia MEDDENTAL.

Facepage để cập nhập các thông tin nhanh nhất về Nha khoa MEDDENTAL.

Truy cậpđể cập nhập các thông tin nhanh nhất về Nha khoa