Xu Hướng 5/2024 # Viêm Loét Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Và Ăn Sữa Chua? # Top 4 Yêu Thích

Bị viêm loét dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Viêm loét dạ dày có nên uống sữa và ăn sữa chua không?

“Bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa và ăn sữa chua? Tôi vốn là đứa nghiện sữa và các sản phẩm từ sữa. Nhưng từ nhiều tuần nay, dạ dày của tôi có dấu hiệu bị viêm đau. Nhiều người nói uống sữa và ăn sữa chua làm gia tăng cơn đau và vết loét dạ dày. Không biết thực hư thế nào? Rất mong được tư vấn.” (Nguyễn Hà, 28 tuổi, Hà Tĩnh)

Viêm loét dạ dày có nên uống sữa và ăn sữa chua không?

Nguyễn Hà thân mến, viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra khiến người bệnh bị đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, mất ngủ hay rối loạn tiêu hóa.

Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dạ dày từ sớm là cách tốt để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Vậy viêm loét dạ dày có nên uống sữa và ăn sữa chua?

Bệnh viêm loét dạ dày có nên uống sữa không?

Nhiều nguồn tin cho rằng, người bị viêm loét dạ dày không nên uống sữa. Đây là thông tin sai lệch đã được các chuyên gia về dinh dưỡng và tiêu hóa kiểm chứng.

Cụ thể, sữa được xem là thức uống bổ dưỡng với cơ thể ở mọi lứa tuổi. Thành phần của sữa chua nhiều vitamin, chất khoáng, protein… giúp bồi bổ cơ thể, đẩy lùi, tiêu diệt các vi khuẩn viêm nhiễm tại niêm mạc dạ dày, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Sữa còn chứa nhiều axit lactic là chất có tác dụng kích thích sự hoạt động của nhu động ruột, tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hàng đầu. Vì thế, người bị viêm loét dạ dày nên uống sữa.

Bị viêm loét dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua là nguồn thực phẩm dinh dưỡng tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Bởi vì:

Thành phần sữa chua chứa nhiều lactobacillus acidophilus giúp cân bằng vi khuẩn trong đường tiêu hóa, hạn chế sự phát triển vi khuẩn H.Pylori làm hại dạ dày.

Axit lactic trong sữa chua tác dụng với canxi cazeinat tạo ra axit cazeinic và canxi lactat giúp kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa.

Vi khuẩn lên men trong sữa chua kết hợp với một số dưỡng chất khác tạo nên enzym proteaza thủy phân protein thành các axit amin nhằm kìm chế sự phát triển của vi khuẩn gây men thối trong ruột.

Kháng sinh tự nhiên interferon gamma được sinh ra bởi một số vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp đường ruột chống lại các tác nhân gây bệnh, từ đó tăng cường hệ miễn dịch.

Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng sữa chua đúng cách và trong thời gian dài giúp người giảm nồng độ cholesterol trong máu và hạ huyết áp, hỗ trợ giảm cân, đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch và đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa.

Do đó, sữa chua không có hại cho dạ dày, mà còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại bệnh tật.

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyến cáo, sữa và sữa chua tốt cho người bị viêm loét dạ dày nhưng cần được dùng đúng cách. Việc lạm dụng hoặc dùng sai cách các loại thực phẩm này có thể gây phản ứng ngược, khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.

Viêm loét dạ dày uống sữa và ăn sữa chua sao cho đúng cách?

Khi sử dụng sữa và sữa chua hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày, người bệnh cần lưu ý:

Về sữa tươi

Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe. Thế nhưng, thói quen uống sữa tùy tiện có thể gây hại cho cơ thể.

Lượng sữa tươi cần thiết: Khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể đối với mỗi loại thực phẩm có sự khác biệt nhất định.

Việc dùng thiếu hay thừa đều gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Lượng sữa trong ngày nên chia nhỏ thành 2 – 3 lần/ngày.

Với người lớn: Nên uống 200ml/ngày

Với trẻ em: Nên uống 150ml/ngày

Thời gian uống sữa tươi: Chúng ta có thể uống sữa vào mọi thời điểm trong ngày, nhưng tốt nhất là nên uống 30 phút trước khi ngủ.

Thành phần sữa chứa nhiều Trytophan, một axit amin cần thiết để sản xuất ra các chất kích thích giấc ngủ là serotonin và melatonin. Uống sữa trước khi đi ngủ giúp cơ thể điều hòa giấc ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Lưu ý: Tuyệt đối không uống sữa khi đói vì có thể gây đau dạ dày. Trước khi uống sữa, bạn nên ăn một chút bánh mỳ, ngũ cốc hoặc cơm… để giúp lượng canxi trong sữa hấp thụ tốt hơn.

Lưu ý khi đun sữa tươi: Nhiều người thường có quan niệm đun sôi sữa trước khi dùng nhằm khử trùng, diệt khuẩn đối đa. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm.

Việc đun sữa sẽ khiến thành phần lactose bên trong sữa bị biến đổi chất, các chất này có thể dẫn tới ung thư. Đồng thời, khi đun sữa, canxi trong sữa sẽ gây hiện tượng phosphate lắng sâu khiến đường ruột khó hấp thụ và tiêu hóa, từ đó gia tăng nguy cơ đau, viêm loét dạ dày.

Thực phẩm không nên ăn kèm với sữa: Bạn không nên uống sữa kết hợp với một số loại thực phẩm sau vì dễ gây hại cho cơ thể:

Sữa và nước hoa quả: Protein trong sữa khi gặp axit có trong các loại trái cây như cam, chanh… sẽ gây phản ứng kết tủa, khó tiêu, ảnh hưởng chức năng đường ruột.

Sữa và trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại đẩy nhanh quá trình đào thải canxi trước khi cơ thể kịp hấp thụ, khiến tác dụng của sữa chữa viêm loét dạ dày biến mất.

Sữa tươi và thuốc: Tuyệt đối không dùng sữa thay thế nước lọc để uống thuốc vì nó có thể gây biến đổi thành phần thuốc, từ đó gây hại cơ thể.

Ai không nên uống sữa: Sữa giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm loét dạ dày, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Cụ thể:

Người bị thiếu máu do thiếu sắt

Người bị dị ứng sữa

Người sau phẫu thuật ổ bụng

Không dung nạp đường trong sữa

Bị bị viêm, trào ngược dạ dày

Người có lượng chì trong cơ thể ở mức cao

Người bị hội chứng kích thích đường ruột

Người bị sỏi thận

Về sữa chua

Việc ăn quá nhiều sữa chua có thể khiến dạ dày tăng tiết dịch axit làm tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn:

Ăn sữa chua thế nào cho đúng cách:

Tuyệt đối không ăn sữa chua khi bụng đói do dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày

Chỉ nên ăn 250 – 500g sữa chua/ngày để tránh gây tăng cân

Nên ăn sữa chua 1 – 2 tiếng sau khi ăn bữa chính

Không ăn kèm sữa chua cùng các đồ dầu mỡ vì có thể gây rối loạn tiêu hóa

Không hâm nóng sữa chua vì có thể khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt

Không ăn sữa chua quá lạnh, chỉ ăn ở nhiệt độ vừa phải

Trẻ dưới 10 tuổi cần ăn sữa chua chuyên dụng, không dùng chung sữa chua của người lớn

Ai không nên ăn sữa chua:

Người bị trào ngược dạ dày, mắc hội chứng kích thích đường ruột

Trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua.

Người bị tiểu đường, viêm gan, viêm tụy, sơ cứng động mạch…

Khi lựa chọn sữa chua, người bệnh nên lưu ý:

Đọc kỹ thành phần có trong sữa chua

Lựa chọn sữa chua ít đường phụ gia nhất

Nên chọn sữa chua có nguồn gốc từ Hy Lạp

Sữa chua hữu cơ tốt cho sức khỏe

Sữa chua ít béo, nhiều béo đều tốt cho sức khỏe

Chỉ số probiotics có trong sữa chua

Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường của niêm mạc dạ dày trong suốt thời gian dài, người bệnh không nên chủ quan, hãy chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám điều trị đúng cách.