Xu Hướng 5/2024 # Học Tài Chính Ngân Hàng Ra Thất Nghiêp? # Top 5 Yêu Thích

Ngành tài chính ngân hàng là gì? Học những môn gì?

Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng được cung cấp kiến thức chung về khối khoa học cơ bản, khối ngành kinh tế, các kiến thức cơ bản  của ngành như: tài chính, tiền tệ, kế toán, kinh tế, đồng thời được cung cấp các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành cụ thể.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc về ngành tài chính ngân hàng.

Tân cử nhân ngành Tài chính Ngân hàng thất nghiệp nhưng ngân hàng vẫn đang khát nhân lực

Ngày 30/10/2024, Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố bản tin thị trường lao động quý II/2024. Bản tin ghi nhận so với đầu năm, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng, đại học tiếp tục tăng lên 22.000 người.

Riêng đối với ngành tài chính ngân hàng, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 tân cử nhân của ngành này. Đây thực sự là một con số đáng báo động và đặt ra nhiều suy ngẫm.

Thống kê nhân lực của ngành ngân hàng, giai đoạn năm 2014 – 2024 được xem là giai đoạn đánh dấu sự hồi phục trở lại của lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kéo theo số lượng nhân lực ngành ngân hàng tuyển dụng tiếp tục gia tăng. Một kết quả khảo sát cho thấy, năm 2024, dù đã có 52% tổ chức tín dụng cho biết đã tăng lao động so với cuối năm 2014 nhưng vẫn có 29,6% cho rằng họ đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại. Vậy nguyên nhân của vấn đề này nằm ở đâu?

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nhận định, có tới 70-80% sinh viên ra trường học chuyên ngành Kinh tế làm lẫn việc của nhau. Khác với ngành Kỹ thuật, sinh viên học Quản trị Kinh doanh có thể làm được Kế Toán và ngược lại, bởi họ có nền tảng kiến thức tương đương.

Đứng trước thực trạng ngày càng khắt khe của thị trường nhân lực ngành ngân hàng, nhiều bạn sinh viên sắp ra trường, ngoài việc củng cố cho mình kiến thức nghiệp vụ lí thuyết được học tại trường đại học thì cũng đã bắt đầu tìm kiếm cho mình những cơ hội được học tập, tiếp xúc với công việc thực tế tại ngân hàng thông qua các chương trình đào tạo nghiệp vụ ngoại khóa ở các Trung tâm.  Tại đó, các bạn không chỉ được học những kiến thức thực tế về ngân hàng tài chính mà còn được học cả những kĩ năng giao tiếp, xử lí các tình huống khó trong công việc do chính những cán bộ trong ngành chia sẻ lại.

Học ngành tài chính ngân hàng ra làm gì? – Cơ hội việc làm cho cử nhân mới ra trường

Các vị trí hấp dẫn kể trên cho phép sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng làm việc tại nhiều cơ quan khác nhau bên cạnh các ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính; Cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kinh doanh của các công ty; Công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán; Công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Trong nhiều năm qua, 95% sinh viên ngành Tài chính ngân hàng có việc làm ngay sau khi ra trường, đảm nhận tốt công việc trong môi trường nội bộ và quốc tế. Nhiều bạn đã nhanh chóng đảm nhận các vị trí giám đốc, trưởng phòng, trưởng nhóm tại các chi nhánh của các ngân hàng, tổ chức tài chính đa quốc gia uy tín hiện nay như Agribank, Viettin Bank, Sacombank, Đông Á Bank,  …

Ngành tài chính ngân hàng nên học trường nào để tránh thất nghiệp?

Danh sách các trường tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng:

Tên trường Tên ngành, chuyên ngành

Trường Đại học Đông Đô Tài chính – Ngân hàng

Trường Đại học Đại Nam Tài chính Ngân hàng (chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp; Ngân hàng thương mại)

Học viện Ngân hàng Tài chính – Ngân hàng (Gồm các chuyên ngành: Ngân hàng thương mại, Thanh toán quốc tế, Kinh doanh Chứng khoán, Tài chính doanh nghiệp)

Trường Đại học Thành Tây  (Hệ CĐ) Tài chính – Ngân hàng

Trường Đại học Công đoàn (hệ CĐ) Tài chính – Ngân hàng

Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung Tài chính – Ngân hàng (gồm các chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng; Tài chính – Kế toán; Tài chính doanh nghiệp; Quản lí tài chính công)

Viện Đại học Mở Hà Nội Tài chính – Ngân hàng

Trường Đại học Phương Đông Tài chính – Ngân hàng

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngân hàng

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương Tài chính quốc tế

Phân tích tài chính và đầu tư

Ngân hàng

Trường Đại học Thương mại Tài chính Ngân hàng (chuyên ngành Tài chính – ngân hàng th­ương mại)

Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Tài chính – Ngân hàng

Trường Đại học Thăng Long Tài chính – Ngân hàng

Trường Đại học Hà Nội Tài chính – Ngân hàng (dạy bằng tiếng Anh)

Trường Đại học Hòa Bình Tài chính – Ngân hàng

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Tài chính – Ngân hàng

Trường Đại học Nguyễn Trãi Tài chính – Ngân hàng

Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà Tài chính – Ngân hàng

Học viện Tài chính Tài chính – Ngân hàng (gồm 10 chuyên ngành: Tài chính công; Thuế, Bảo hiểm; Hải quan, Tài chính quốc tế; Tài chính doanh nghiệp; Ngân hàng; Định giá tài sản; Kinh doanh chứng khoán; Phân tích chính sách tài chính)

Trường Đại học Điện lực Tài chính – Ngân hàng

Đôi nét về ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Đông Đô: 

Ngành Tài chính ngân hàng Trường Đại học Dân lập Đông Đô học tổng số 133 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất và  Giáo dục Quốc phòng – An Ninh).