Phổ Biến 5/2024 # Cách Vệ Sinh Và Chăm Sóc Giày Đá Bóng Chính Hãng # Top 6 Yêu Thích

cũng có tầm quan trọng không kém, thậm chí ảnh hưởng đến độ bền cho đôi giày của bạn. Đó chính là cách vệ sinh và chăm sóc giày.

Tại sao phải chăm sóc giày đá bóng?

Đầu tiên thì đó là vì đôi giày đá bóng là món đầu tư đắt tiền, vậy nên việc bạn chăm chút cho nó cũng không có gì lạ, đúng không nào.

Tiếp theo, một đôi giày sạch sẽ, tươm tất sẽ giúp bạn cảm thấy

thoải mái hơn mỗi khi ra sân. Hãy tưởng tượng bạn lên sân, mở túi và lấy ra một

đôi giày vừa bẩn vừa bốc mùi… Lúc đấy đến việc xỏ giày vào chân bạn còn không

có hứng thú nữa, nói gì đến bước ra sân đá bóng.

Ngoài ra, khi được chăm sóc đúng cách thì đôi giày của bạn sẽ

có tuổi thọ cao hơn, đồng hành với bạn lâu hơn, và khi đôi giày hiện tại của bạn

vẫn còn bền đẹp, chắc chắn, bạn sẽ đỡ tốn tiền mua thêm đôi giày mới đấy!

Những dụng cụ cần thiết để chăm sóc và vệ sinh giày đá bóng

Đầu tiên, bạn sẽ cần hai chiếc bàn chải: một chiếc có lông mềm

và một chiếc có lông cứng hơn. Chiếc bàn chải lông mềm sẽ được dùng để chà sạch

phần upper và thân giày. Còn chiếc có lông cứng hiển nhiên sẽ được dùng để chà

phần đế giày. Nếu cảm thấy 2 là quá nhiều thì bạn có thể rút gọn còn một chiếc

cùng một bàn chải để chà cả đế giày lẫn upper.

Tuy nhiên hãy nhớ là nếu đế giày quá bẩn thì tốt hơn hết, bạn vẫn nên chà nó bằng một chiếc bàn chải riêng để đừng làm bẩn lên phần upper.

Tiếp theo, bạn sẽ cần một chiếc khăn sạch, loại khăn không đổ

lông. Hãy tìm những cửa hàng bán dụng cụ lau rửa chuyên dụng, hay những hàng rửa

xe để tìm mua loại khăn lau rửa chuyên dụng là tốt nhất.

Về dung dịch lau rửa, bạn có thể mua những loại dung dịch rửa giày chuyên dụng, hoặc sử dụng xà phòng bình thường cũng được.

Giờ thì bắt đầu vệ sinh đôi giày yêu quý nào.

Đầu tiên, hãy lau chùi sơ đôi giày dưới vòi nước sạch hoặc

trong một chậu nước. Bạn nên giữ chiếc giày đang cần vệ sinh bằng một tay và

hạn chế để đôi giày của mình bị ướt đẫm, vì như vậy có thể làm hao mòn lớp keo

dán giữa thân giày và đế giày. Tốt hơn hết, hãy dùng tay hắt nước lên giày và

sau đó chà rửa từ từ. Có thể dùng bàn chải chà nhẹ phần upper và đế giày để tẩy

đi những vết bụi bẩn, đất cát lớn.

Kế tiếp, sử dụng dung dịch tẩy rửa đã chuẩn bị sẵn, có thể

là nước xà phòng pha loãng hoặc loại dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng. Cũng

giống như vừa nãy, hãy dùng khăn hoặc tay hắt nước từ từ lên giày để vệ sinh chứ

chà từ từ phần upper để đảm bảo làm sạch những vết bẩn. Sau đó hãy chà đến phần

đế giày, có thể đổi sang sử dụng bàn chải lông cứng hơn hoặc vẫn dùng chiếc bàn

chải lông mềm đó vẫn được.

Với những đôi giày có upper sợi dệt rất phổ biến ngày nay, nếu

kỹ lưỡng hơn, bạn hãy chà bàn chải theo một chiều nhất định. Việc này sẽ giúp

phần upper sợi dệt đỡ bị tưa và giữ được độ bền đẹp lâu hơn.

Sau khi cảm thấy đã chà sạch đôi giày đến mức độ ưng ý, hãy

xả lại giày bằng nước sạch, dùng tay vuốt sạch lớp xà phòng hoặc dung dịch vệ

sinh còn thừa trên đôi giày đi cho đến khi bạn cảm thấy toàn bộ đôi giày không

còn dính xà phòng hay dung dịch nữa.

Sau cùng, sử dụng khăn chùi sạch toàn bộ đôi giày. Hãy đảm bảo

ngược đôi giày lại và nhúng phần upper vào trong nước sạch để xả cho hết xà

phòng còn đọng lại bên trong. Lưu ý là hãy hạn chế ngâm phần đế giày xuống nước

để tránh làm chết lớp keo dán giữa đế với upper.

Đến đây thì có thể nói bước vệ sinh giày của bạn đã xong rồi.

Rất đơn giản phải không nào. Đối với một số bạn kỹ tính hơn thì có thể tháo cả

quản đôi giày đá bóng là chùi rửa. Thế nhưng thật ra không phải như vậy. Đối với

mình, bước quan trọng nhất chính là phơi khô đôi giày của bạn.

Vậy phơi khô thế nào máy giặt để vắt khô.

Nhiều bạn cho rằng đôi giày cũng như quần áo vậy, ướt thì cứ

vào chế độ vắt của máy giặt, đôi giày của bạn sẽ bị xoay rất mạnh trong lồng giặt,

để vắt sạch phần nước đọng trong giày ra. Thế nhưng khi bị xoay mạnh như vậy,

nhiều khả năng upper giày sẽ bị méo mó, biến dạng, nhất là ở phần lỗ xỏ dây. Đó

là chưa kể máy giặt vốn không có chế độ vắt giày dép nên làm vậy cũng không tốt

cho chiếc máy giặt của bạn đâu.

Không phơi giày dưới ánh nắng mạnh chiếu trực tiếp

Hãy đảm bảo bạn phơi đôi giày của mình ở nơi thoáng mát, có

gió hoặc bật quạt càng tốt. Nhưng đừng phơi giày dưới ánh nắng mạnh. Và cũng đừng

nóng hay sử dụng máy sấy quá mạnh, đôi giày sẽ trở nên rất nóng và vô tình bạn

sẽ sấy khô ran cả phần upper giày. Việc bị nóng lên và khô quá nhanh sẽ khiến

upper của giày bị cứng lại, thậm chí là nứt nẻ đối với những đôi giày da thật.

Ngoài ra, nhiệt độ quá nóng cũng sẽ làm hư hỏng phần keo dán giữa đôi upper với

đế giày, lâu ngày sẽ khiến đế giày của bạn dễ bị tách ra và hư hỏng nặng.

Hãy chọn một nơi đủ thoáng mát, có thể nắng nhẹ, để đôi giày mau khô và không bị lưu mùi.

Nới lỏng phần dây giày, kéo rộng lưỡi gà khi phơi giày

Đây cũng là một điều hiển nhiên. Bạn cần nới lỏng dây giày để

phần lưỡi gà có thể bung rộng ra hết mức có thể khi phơi giày. Việc này sẽ giúp

không khí hay gió được thổi vào bên trong đôi giày nhiều hơn, giúp giày nhanh

khô hơn và hạn chế đôi giày của bạn bị “bốc mùi” do bị ẩm quá lâu.

Sử dụng giấy báo hoặc gói trà túi lọc cho vào giày để hút ẩm và hút mùi

Nếu có điều kiện, bạn có thể mua cho mình loại máy hút ẩm và hút mùi giày dép chuyên dụng, được vậy thì quá tốt.

Nhưng nếu không, bạn chỉ cần đơn giản là lấy những tờ giấy

báo cũ, vo tròn lại và cho vào trong giày để hút ẩm. Ngoài ra bạn còn có thể

cho vào giày một gói giày túi lọc, vừa để hút ẩm vừa để hút mùi khó chịu, cũng

vừa đá xong

Hãy hong khô đôi giày cả khi vừa đá về trên mặt sân ẩm ướt

(do trời mưa hoặc sân cỏ vừa mới tưới) hoặc khi bạn cảm thấy mồ hôi chân làm

giày bị ẩm. Khi đó, bạn cũng có thể áp dụng cách phơi dưới quạt hoặc cho vào

giày một gói trà túi lọc để hút ẩm và hút mùi tương tự như khi vừa giặt giày

xong.

Nói chung, để giữ đôi giày được bền và sạch sẽ nhất có thể,

việc quan trọng nhất là hãy giữ giày luôn khô thoáng, sau mỗi trận đấu và cả

sau mỗi lần vệ sinh giày. Tuyệt đối đừng bao giờ để nguyên đôi vớ lại bên trong

giày sau khi đá xong, bởi mồ hôi thấm từ đôi vớ sẽ nằm mãi trong giày và làm

giày bạn bốc mùi.

Ngoài ra, khi vừa đi đá bóng về, bạn có thể lấy một túi hút ẩm

(silicat) cho vào trong giày để hút bớt độ ẩm còn tồn đọng bên trong. Nếu để

giày trong tủ một thời gian mà chưa dùng đến thì hãy cho vào tủ hoặc bên trong

giày một vài viên long não để chống ẩm mốc và cả côn trùng nữa.

Đối với giày da thật thì sau khi phơi khô, bạn còn có thể dùng những loại sáp bảo quản giày da thường thấy để bôi lên upper giày, điều này sẽ giúp phần upper da thật được giữ ẩm tốt