Đề Xuất 5/2024 # Nuôi Rùa Phong Thủy Thế Nào Là Chuẩn Và Giúp Ích Gia Chủ # Top 3 Yêu Thích

Tác dụng của nuôi rùa cảnh phong thủy đối với gia chủ

Từ ngàn xưa, con người đã biết tôn thờ loài rùa và xếp nó vào trong tứ linh gồm long, ly, quy, phượng. Và nếu như phượng hoàng hay rồng là vật hư cấu thì rùa lại là sinh vật có thật. Tuổi thọ của loài rùa rất cao, có thể lên đến hàng trăm năm. Vì thế có thể nói loài rùa đã gắn với khoa học phong thủy từ thuở ban đầu khi nên văn hóa Á Đông mới hình thành. 

Rùa là loài vật linh thiêng được xếp vào hàng tứ linh trong văn hóa Á Đông

Rùa đối với dân tộc Việt:

Từ thời Hồng Bàng, thần Kim Quy là vị thần rùa đã trao tặng cho vua An Dương Vương cái móng để làm nỏ thần chống lại giặc ngoại xâm, thần còn giúp cho nhà vua xây thành Cổ Loa vững chắc, bằng cách xây theo vất chân của thần để lại. Đó chính là niềm tin linh thiêng của con người đối với loài rùa, về sự bền vững, kiên cố và chắc chắn giống như những chiếc mai rùa vậy.

Chính vì lẽ đó mà việc nuôi rùa phong thủy trong nhà là điều cực kỳ tốt, với ý nghĩa của sự ổn định, bền vững, chắc chắn, bảo vệ ngôi nhà khỏi những điềm xấu. Đối với gia đình nào có người hay đau ốm bệnh tật hoặc có người già thì nuôi rùa trong nhà sẽ giúp mang lại những điều tốt lành. Bên cạnh đó, việc nuôi rùa còn được coi là cách để lôi kéo tài lộc, may mắn đến cho gia chủ. 

Lưu ý:

Qua đó, có thể nói rằng việc nuôi rùa trong nhà là điều hoàn toàn bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên, bạn cần chăm sóc kỹ lưỡng loài rùa và đừng đối xử tệ bạc với chúng. Điều đặc biệt hơn nữa đó là khi có rùa bò vào nhà, hoặc khi người khác tặng rùa cho bạn làm vật nuôi. Điều đó chứng tỏ bạn đang có vận khí tốt. Nó sẽ mang lại điềm lành về sức khỏe, tài lộc công danh cho gia chủ. Nuôi rùa còn là cách để tăng vượng khí cho ngôi nhà.

Tuổi nuôi rùa sao cho hợp mệnh

Xét về hợp mệnh

Theo thuyết âm dương ngũ hành. Rùa là quy thuộc hành Hỏa trong ngũ hành. Người nuôi rùa chính là dưỡng hỏa. Những người có mệnh mộc nuôi rùa rất tốt. Bởi vì theo thuyết ngũ hành thì mộc dưỡng hỏa.

Nuôi rùa sẽ đem lại vận may và tài lộc cho gia chủ

Mặt khác

Những người đang có vận khí yếu, một thịnh một bên suy thì việc nuôi rùa giúp cân bằng lại vận khí. Những người hay ốm đau bệnh tật thì nuôi rùa sẽ giúp xua đuổi tà mà, ngăn ngừa các luồng khí xấu xâm hại, loại trừ bệnh tật. Cũng giống như lửa giúp bảo vệ con người khỏi những thứ đáng sợ rình rập trong bóng đêm như thú dữ, ma quỷ…

Bên cạnh đó, người mệnh Thổ nuôi rùa phong thủy rất tốt. Vì hỏa sinh thổ hay là lưỡng hỏa thành sơn. Nếu nuôi rùa sẽ giúp tăng vượng khí cho gia chủ. Công việc làm ăn kinh doanh sẽ vô cùng thuận lợi, phát triển ổn định bền vững. 

Đối với người mệnh Kim thì theo thuyết ngũ hành hỏa và kim khắc chế với nhau cho nên người mệnh kim thì không nên nuôi rùa. Nếu nuôi sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc, vượng khí sẽ sụt giảm và điều xui xẻo sẽ ập đến.

Hướng dẫn cách nuôi rùa phong thủy

Thức ăn ưa thích của loài rùa là chuối và dâu tây

Phân loại rùa cảnh phong thủy

Rùa cảnh phong thủy được chia làm hai loại đó là rùa cạn cảnh và rùa nước. Từ đó sẽ có hai cách nuôi khác nhau với những lưu ý riêng có của nó để có được môi trường sống tốt nhất, được chăm sóc chu đáo và đảm bảo an toàn nhất. 

Cách nuôi rùa phong thủy

Một là cách nuôi rùa nước, nuôi rùa nước có phần phức tạp, phải xây dựng chỗ ở. Việc đầu tiên trước khi nuôi rùa nước đó là phải mua một chiếc bể nuôi rùa phù hợp với kích cỡ của rùa, có thể là bể thủy tinh hoặc bể xi măng, thông thường thì người ta dùng bể thủy tinh nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể trang trí các chi tiết như rong rêu, đá ở trong bể để tăng vẻ hoa mỹ cho bể. Đối với bề xi măng thì có thể xây hòn non bộ để rùa có thể bò lên tắm nắng, chơi đùa. Một lưu ý đó là, phải thường xuyên vệ sinh bể định kỳ để giữ cho môi trường sống của rùa được sạch sẽ, không bị bệnh tật.

Hai là nuôi rùa cạn thì cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần thả chúng trong nhà hay ở ngoài ban công nơi có cây cối, thảm thực vật càng tốt. Nhưng cũng cần cẩn thận khi đi lại không sẽ dẫm phải chúng.

Thức ăn cho rùa cảnh phong thủy

Thức ăn cho rùa không quá khó kiếm, chỉ đơn giản là rau, cá, tép nhỏ… Ngoài ra, rùa còn thích ăn chuối, dâu tây, các loại đậu hà lan, đậu bi, bắp cải. Ngoài ra, bạn có thể mua thức ăn rùa ở các cửa hàng bán thức ăn cho rùa. Đối với rùa thì nước uống chỉ cần để trong đĩa nông và nên chèn cái gì để đĩa không bị lật. Đối với rùa cạn thì chúng có khả năng săn bắt muỗi và côn trùng nhỏ nên thường bò khắp nơi, bạn cần để ý để giúp đỡ vì chúng có thể lật ngược. 

Cách chăm sóc, phòng bệnh cho rùa cảnh

Cũng như bao loài vật nuôi khác thì rùa cũng thường bị mắc bệnh. Đó là các loại bệnh như cảm lạnh, các triệu chứng khó thở, chảy nước mắt, mũi. Do đó bạn phải thường xuyên để ý, tạo ra môi trường sống sạch sẽ, thoải mái, vệ sinh cho chúng thường xuyên. Theo dõi nếu mắc bệnh thì phải đưa đến bác sĩ thú y để thăm khám, không để bệnh phát triển sẽ khó cứu chữa.