Xu Hướng 5/2024 # 4 Bước Ly Hôn Đơn Phương Vắng Mặt Bị Đơn # Top 4 Yêu Thích

Câu hỏi của khách hàng:

“Chào luật sư. Tôi đang lâm vào tình cảnh éo le trong hôn nhân. Rất mong được luật sư tư vấn. 

Tôi với chồng tôi kết hôn được 5 năm và có 1 con chung. Hiện tại, do mâu thuẫn trầm trọng, vợ chồng thường xuyên xúc phạm, cãi nhau đến mức tôi phải mang con bỏ về nhà bố mẹ đẻ… Tôi không muốn kéo dài cuộc hôn nhân bất hạnh này. Nhưng chồng tôi nhất quyết không muốn ly hôn. Thậm chí còn thách tôi, rằng tôi thích nộp đơn thì nộp, anh ấy sẽ không ra tòa… 

Tôi rất lo lắng và không biết làm gì bây giờ. Xin luật sư tư vấn cho tôi”.

Ý kiến tư vấn của Công ty Luật Thái An như sau: 

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là ly hôn.

1. Thế nào là ly hôn đơn phương ?

Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của chỉ một bên vợ hoặc chồng (bên còn lại không đồng ý ly hôn). Khác với ly hôn thuận tình là việc dân sự, ly hôn đơn phương là vụ án dân sự. Trong vụ án này, bên yêu cầu ly hôn là nguyên đơn và bên kia là bị đơn.

2. Thế nào là ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn ?

Ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn là trường hợp ly hôn mà bên bị yêu cầu ly hôn không ra Tòa án khi Tòa án triệu tập.

Lưu ý: Thủ tục tố tụng khi vắng mặt bị đơn khác so với thủ tục khi vắng mặt nguyên đơn.

3. Về quyền ly hôn đơn phương

Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

 “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định này, một trong hai bên vợ chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp một trong hai người yêu cầu giải quyết ly hôn được gọi là trường hợp ly hôn đơn phương. Trường hợp cả hai người đều yêu cầu giải quyết ly hôn được gọi là ly hôn thuận tình.

Vợ hoặc chồng muốn ly hôn phải đưa ra được các căn cứ phù hợp với yêu cầu ly hôn của mình. Theo quy định của pháp luật, nếu có căn cứ về việc có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng làm đời sống hôn nhân trở nên mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa có thể chấp thuận yêu cầu ly hôn đơn phương.

Theo như thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn hiện nay có mâu thuẫn trầm trọng, các bên thường xuyên xúc phạm nhân phẩm của nhau. Trường hợp bạn cảm thấy mâu thuẫn này không thể giải quyết và cho rằng các bên không thể tiếp tục cuộc hôn nhân này, bạn có quyền nộp đơn ly hôn đơn phương.

Về thủ tục ly hôn, bạn cần làm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền và nhận kết quả xử lý đơn

Theo Điều 35, 39 và Điều 40,  Bộ luật Tố tụng Dân sự 2024, thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi bị đơn cư trú.

Trường hợp nếu không biết nơi cư trú, nơi làm việc của bị đơn: Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn là nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản

Đối với ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài: Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương thuộc Tòa án cấp tỉnh, nơi bị đơn cư trú (theo khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2024).

Theo điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2024:

Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi theo đường bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng cách gửi trực tuyến Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với việc nhận đơn qua bưu điện thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với việc đơn khởi kiện trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự, sau đó nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án

Trường hợp xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa, Tòa sẽ yêu cầu bạn với tư cách người khởi kiện (nguyên đơn) nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án.

Sau khi thụ lý vụ án, trong thời hạn 03 ngày làm việc Tòa án sẽ thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Bước 3: Tòa triệu tập lấy lời khai, hòa giải, tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự

Tại phiên triệu tập lấy lời khai và hòa giải, Tòa sẽ tiến hành triệu tập các đương sự đến để làm việc.

Trong thời hạn này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn;

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn;

Đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn;

Đưa vụ án ra xét xử (Trường hợp hòa giải không thành mà vụ án không thuộc trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử).

Bước 4: Xét xử tại Tòa án 

Thời hạn đưa vụ án ra xét xử

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên tòa xét xử.

Điều kiện để được giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương

Theo điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, để được giải quyết đơn phương ly hôn, một bên vợ hoặc chồng phải chứng minh được một trong những vấn đề:

Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình;

1 bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng;

Đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;

1 bên bị Tòa án tuyên bố mất tích.

Nguyên tắc phân chia tài sản và quyền nuôi con

Nguyên tắc phân chia tài sản khi đơn phương ly hôn theo Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014: ưu tiên thỏa thuận giữa vợ chồng; trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật về tài sản chung và tài sản riêng.

Quyền nuôi con: Việc ai được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc trước hết vào sự thỏa thuận của vợ chồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án giao con cho bên nào đáp ứng các điều kiện nuôi con tốt nhất, bảo đảm sự phát triển toàn diện của con.

Về nguyên tắc: con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao trực tiếp cho người mẹ nuôi dưỡng, trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác.

Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương

Đơn phương ly hôn được xác định là vụ án dân sự (vụ án khởi kiện ly hôn). Do đó, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2024, thời hạn giải quyết tại cấp sơ thẩm là 4 tháng; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm 2 tháng.

Trường hợp bản án sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị: Thời hạn giải quyết ly hôn cấp phúc thẩm từ 3 đến 5 tháng.

5. Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn

Như các bước đã nêu ở trên thì chồng bạn cần có mặt tại (1) phiên lấy lời khai, hòa giải và (2) phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Tòa án.

Trường hợp đương sự cố tình vắng mặt, Tòa sẽ giải quyết như sau:

a. Lấy lời khai, thu thập chứng cứ và hòa giải

b. Xét xử vắng mặt bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm

Sau khi tiến hành xác minh thông tin, Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2024 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

“Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;”

Theo quy định này, nếu tại phiên tòa sơ thẩm, chồng bạn với tư cách là bị đơn vắng mặt lần thứ nhất với bất kỳ lý do gì, Tòa án quyết định hoãn  phiên tòa. Tòa án sẽ thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa và ấn định thời gian mở phiên tòa tiếp theo.

Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ 2, chồng bạn với tư cách là bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án tiến hành xét xử theo thủ tục chung. Tòa án sẽ ra bản án chấp thuận hay bác yêu cầu ly hôn của bạn. Ngoài ra, nếu bạn có yêu cầu giải quyết việc nuôi con, chia tài sản chung thì Tòa án cũng tuyên trong Bản án.

Như vậy, dù chồng bạn cố tình không đến theo yêu cầu của Tòa án thì vụ án ly hôn vẫn được giải quyết bình thường theo trình tự mà chúng tôi đã tư vấn ở trên.

Lưu ý: Trường hợp bị Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn hoặc không đồng ý với Bản án ly hôn: Bạn có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

6. Tóm lược tư vấn về ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn

Tại phiên giao nộp chứng cứ và hòa giải, bị đơn được triệu tập hợp lệ mà lần thứ 2 vẫn không đến thì được coi là không thể tiến hành hòa giải được.

Tại phiên Tòa sơ thẩm: Bị đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn không đến và không có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt họ.

7. Tư liệu để tìm hiểu kỹ hơn về ly hôn đơn phương

Để được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn Luật hôn nhân và gia đình của Luật Thái An. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

8. Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn tại Công ty Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ Tư vấn ly hôn là một lựa chọn khôn ngoan.  Luật sư sẽ giúp bạn bảo vệ lợi ích hợp pháp một cách tối đa về nhân thân (quan hệ hôn nhân), chia tài sản chung và việc trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con.

Hơn nữa, việc ly hôn đơn phương, dù phức tạp đến đâu cũng sẽ được diễn ra một cách suôn sẻ, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc để .

Nếu bạn cần dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn cho mình, bạn vui lòng xem bài viết Bảng giá dịch vụ ly hôn.

Tác giả bài viết:

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An

Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Lĩnh vực hành nghề chính:

  *Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

*Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình