Xu Hướng 5/2024 # (Giải Đáp) Ăn Bơ Buổi Tối Có Tốt Không? Nên Ăn Bơ Lúc Nào Tốt Nhất? # Top 5 Yêu Thích

Khá nhiều người sẽ có thắc mắc rằng ăn bơ buổi tối có tốt không? Thời điểm nào nên ăn bơ là tốt nhất?

Bơ được biết đến là một loại trái cây rất giàu giá trị dinh dưỡng, đem tới nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người.

Thế nhưng thực sự chúng ta có nên ăn bơ vào buổi tối? Ăn bơ như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Bơ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao nên tâm lý nhiều người sẽ cố gắng ăn bơ thật nhiều vào bất kỳ lúc nào.

Về cơ bản bơ có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng:

Không nên ăn bơ vào buổi tối vì không tốt cho sức khỏe.

Lý giải điều này là do:

Hàm lượng chất béo thực vật trong quả bơ cao sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa năng lượng chậm.

Lượng mỡ thực vật nguyên chất tích tụ khiến huyết áp tăng lên đồng thời gây tăng cân nhanh chóng.

Việc ăn bơ đúng thời điểm là điều bạn cần biết mang đến nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Để có thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng có trong quả bơ, bạn nên sử dụng bơ vào các thời điểm:

Bạn nên ăn bơ vào buổi sáng. Đây là thời điểm ăn bơ tốt nhất trong ngày, lúc này các chất dinh dưỡng được hấp thụ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, ăn bơ vào buổi sáng sẽ tránh được việc lượng calo trong trái bơ tích tụ thành mỡ thừa.

Nếu muốn tăng cân thì bạn nên ăn bơ sau bữa sáng 1 – 2 tiếng.

Nếu muốn giảm cân, hãy sử dụng bơ cho các chất béo trong thực đơn của bạn, nên ăn trước bữa ăn chính 1 – 2 tiếng.

Tuy nhiên, dù bạn ăn bơ vào lúc nào, cũng cần lưu ý chỉ nên ăn 1 lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều bơ để tránh gây hại tới sức khỏe.

C. Ăn bơ có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Quả bơ có tên khoa học là Persea Americana, có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, được biết đến với hàm lượng chất béo cao hơn các loại trái cây khác.

Bên trong quả bơ 100gr ngoài chất béo còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ:

*RDI – Reference Daily Intake: mức tiêu thụ hàng ngày của một chất dinh dưỡng

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào như vậy nên bơ luôn nằm trong danh sách ” siêu thực phẩm ” cho sức khỏe.

1. Tốt cho tim mạch

Bơ là loại quả rất giàu chất béo, trong đó chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn – là axit oleic cùng loại với axit có trong dầu oliu.

Đây là chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, việc thay thế một số chất béo có trong chế độ ăn bằng bơ làm giảm 8% tổng lượng cholesterol trung bình và giảm 10% cholesterol LDL xấu.

Một số người lo ngại chất béo có trong bơ sẽ làm tăng cân.

Nhưng thực tế, trong quả bơ chứa nhiều chất béo và chất xơ khiến bạn cảm thấy no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.

Một nghiên cứu mô hình dinh dưỡng của người Mỹ cho thấy, những người sử dụng bơ trong chế độ ăn uống chuyển hóa chất béo tốt hơn, trọng lượng cơ thể thấp hơn những người không ăn bơ.

Do vậy, bổ sung bơ vào chế độ ăn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho việc giảm cân nếu ăn đúng cách.

Các chất chống oxy hóa trong trái bơ giúp tái tạo làn da mới, dưỡng ẩm cho da, làm mờ vết nhăn, và bảo vệ da khỏi tia cực tím.

4. Chống ung thư

Bơ rất giàu chất béo không hòa tan đơn, có thể giảm nguy cơ mắc ung thư.

Nghiên cứu của Đại học Waterloo (Canada) được công bố trên tạp chí Cancer Research đã chỉ ra một loại chất béo Avocatin B từ bơ có khả năng chống lại ung thư bạch cầu tủy cấp tính.

Một nghiên cứu khác cho thấy, chất lutein có nhiều trong bơ có thể giảm 51% nguy cơ ung thư vú.

5. Bơ giúp giảm đau

Quả bơ có chứa axit oleic là một chất chống viêm hiệu quả, giúp kiềm chế các triệu chứng ở người bị viêm khớp.

Vì vậy, bơ là thực phẩm lý tưởng để giảm hoặc ngăn ngừa viêm khớp mãn tính.

6. Cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Bơ là thực phẩm có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các loại trái cây và rau xanh hiệu quả.

Thực tế đã chứng minh khi kết hợp ăn bơ với những loại trái cây và rau xanh sẽ giúp hấp thụ những chất dinh dưỡng lên 5 lần so với không ăn.

Bơ có thể hấp thụ các chất chống oxy hóa, chống lại quá trình lão hóa.

7. Cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi

Bơ là loại trái cây bổ dưỡng dành cho các mẹ bầu nên ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu.

Bởi vì:

Trái bơ chứa Folate có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Vitamin B và C trong bơ hỗ trợ cho sự phát triển trí não của bé.

Nguồn vitamin B6 dồi dào giúp giảm tình trạng ốm nghén của mẹ bầu, nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ và em bé.

Vitamin A, protein, chất xơ và các khoáng chất trong quả bơ cải thiện sức khỏe của mẹ và tăng cường sự phát triển của bé.

8. Tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Quả bơ không chỉ rất tốt cho sức khỏe của người lớn mà còn có tác dụng bất ngờ đối với trẻ nhỏ.

Trong quả bơ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé: chất béo, chất xơ, protein, vitamin, axit folic, các khoáng chất,…

Những dưỡng chất này giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, phát triển trí não vượt trội, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa.

1. Ăn bơ nhiều có tốt không?

Dù bơ rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng quá dụng bơ lại gây ra tác dụng phụ.

Bởi vì ăn bơ quá nhiều cơ thể sẽ không dung nạp được các chất dinh dưỡng, có thể gây tác động gây tổn thương gan.

Bạn nên ăn bơ với lượng vừa đủ, không quá ½ quả mỗi ngày.

Nếu muốn thêm bơ vào trong thực đơn giảm cân của mình thì hãy cắt giảm lượng calo từ thực phẩm khác.

2. Trẻ nhỏ ăn bao nhiêu bơ là đủ?

Theo chuyên gia, mỗi ngày cho trẻ ăn 1/6 quả bơ là đủ cung cấp dưỡng chất cho trẻ.

Mẹ có thể cho bé dùng quả bơ ngay khi bé bước vào tuổi ăn dặm 4 – 6 tháng tuổi.

Tùy vào độ tuổi của trẻ mà mẹ nên điều chỉnh cho phù hợp:

Trẻ mới tập ăn dặm: Nên cho trẻ ăn 1 – 2 lần/ tuần để bé làm quen.

Trẻ đã ăn quen: 2 – 3 lần/ tuần là đủ.

Trẻ đã lớn hơn: Có thể cho trẻ ăn 1/4 – 1/2 quả bơ tùy theo sở thích của trẻ.

Các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ chỉ ra rằng, nơi nhiều dinh dưỡng nhất của trái bơ tập trung ở phần thịt màu xanh ngay dưới lớp mỏng.

Vì vậy, nếu chỉ lấy qua loa phần thịt quả bơ là bạn đã bỏ qua dinh dưỡng quý giá của quả bơ.

4. Bơ chưa dùng hết cần bảo quản thế nào?

Nếu bơ chưa dùng hết để trong điều kiện bình thường sẽ khiến trái bơ bị thâm, vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến bơ bị hỏng.

Một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn bảo quản bơ lâu và giữ được chất dinh dưỡng.

+) Sử dụng dầu ăn:

Lấy dầu ăn bôi lên bề mặt miếng bơ đã cắt dở sau đó cho vào hộp đựng phẩm và cất vào ngăn mát tủ lạnh.

Thời gian bảo quản: 2 – 3 ngày.

+) Sử dụng hành tây:

Sử dụng hộp đựng thực phẩm đậy kín cho 1 lát hành tây và miếng bơ cắt dở cất vào ngăn mát tủ lạnh.

Thời gian bảo quản: 2 – 3 ngày.

+) Trữ ngăn đông:

Cho bơ đã cắt hoặc bơ xay nhuyễn vào hộp đựng thực phẩm hoặc túi zip, vắt thêm vài giọt chanh. Đậy kín/ kéo khóa và cho vào tủ đông.

Đến khi sử dụng thì rã đông để sử dụng.

Có thể bảo quản cả năm.

5. Ăn bơ có nóng không?

Ăn bơ nóng hay mát không thể đánh giá được. Vì nhiều người sau khi ăn quá nhiều bơ xuất hiện tình trạng ợ nóng và cho rằng ăn bơ nóng.

Tuy nhiên với liều lượng vừa đủ 1/2 trái bơ hay 1 ly sinh tố bơ mỗi ngày thì sẽ không xảy ra tình trạng đó.

6. Mẹ bầu ăn bơ buổi tối có tốt không?

Mặc dù có tác dụng cực tốt đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng ăn bơ vào buổi tối hoặc sau bữa tối là KHÔNG TỐT cho bà bầu.

Bởi vì chất béo trong bơ cao sẽ tích tụ khiến mẹ bầu dễ tăng huyết áp, gia tăng béo phì.

Thời điểm ăn bơ tốt nhất dành cho bà bầu là trước bữa ăn 1 – 2 tiếng. Nếu không muốn tích tụ chất béo trong cơ thể, các mẹ có thể ăn bơ vào buổi sáng.

Mẹ bầu đang muốn tăng cân nhanh có thể ăn bơ sau bữa ăn tầm 1 – 2 tiếng và nên ăn vào buổi trưa hoặc buổi chiều.

Bơ là thực phẩm cực kỳ tốt cho trẻ nhỏ, vì vậy mẹ nên bổ sung bơ vào thực đơn cho trẻ.

Tuy nhiên, nên cho bé ăn bơ vào lúc nào trong ngày?

Bạn KHÔNG nên cho trẻ ăn bơ vào buổi tối vì trong bơ chứa nhiều calo và chất dinh dưỡng khác sẽ khó tiêu hóa, dễ dẫn đến đầy bụng, tổn hại dạ dày của trẻ.

Tổng kết

Trái bơ có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, nhưng sẽ càng tốt hơn chỉ khi bạn ăn bơ đúng thời điểm, đúng cách.

*Các bài viết tại blog Top Khỏe Đẹp có tính chất tham khảo thông tin, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.