Xem Nhiều 4/2024 # Ăn Mì Tôm Sống Có Béo Không? Trong 1 Gói Bao Nhiêu Calo? # Top 1 Yêu Thích

1 gói mì tôm sống bao nhiêu calo?

Mì tôm hay mì ăn liền, mì gói là loại mì được sản xuất thủ công với nguyên liệu chính là bột mì, nước và muối. Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như dầu cọ, gia vị, natri phốt phát, tinh bột khoai tây, chất kết dính…

Trong đó, các gói gia vị bên trong sẽ tạo nên hương vị riêng và tăng sức hấp dẫn cho từng loại mì. Phổ biến là gói bột soup (gồm muối, tiêu, bột ngọt, đường, bột tôm, ớt), gói dầu (gồm ớt, tỏi, rau om, hành) và gói rau sấy (gồm tôm, trứng, bắp, thịt, hành, rau…).

Quá trình sản xuất mì bắt đầu bằng việc hòa tan tinh bột, muối và các hương liệu trong nước để tạo ra hỗn hợp nhất định. Hỗn hợp này được thêm vào bột rồi để đó một thời gian mới đem nhào nặn và tạo sợi. Sau khi mì được định hình sẽ đem hấp 1 – 5 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Cuối cùng là làm khô và đóng gói.

Có 2 cách làm khô mì là chiên qua dầu và sấy bằng nhiệt gió. Cũng chính vì vậy mà mì được chia thành 2 loại là mì chiên và mì không chiên.

Mì chiên: Công đoạn làm khô sử dụng phương pháp chiên qua dầu ở nhiệt độ 140 – 165 độ C trong vòng 2,5 phút. Độ ẩm vắt mì dưới 3%.

Mì không chiên: Công đoạn làm khô sử dụng phương pháp sấy bằng nhiệt gió ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 30 phút. Độ ẩm vắt mì dưới 10%.

Dù là mì nào thì bạn cũng có thể ăn sống hoặc ngâm nấu tùy sở thích.

Về thành phần dinh dưỡng thì 1 gói mì tôm sống 75g chứa khoảng calo 350 calo với 51,4 gram carbohydrat, 13 gram chất béo và 6,9 gram protein.

Ăn mì tôm sống có béo không?

Mỳ tôm chứa nhiều calo với thành phần chính là carbohydrat nên rất dễ gây béo nếu bạn ăn quá nhiều. Thậm chí, một số nghiên cứu còn cho thấy việc tiêu thụ 1 gói mì tôm sống khiến cơ thể tăng thêm 33,7% lượng chất béo. Điều này thực sự không tốt với những người cần giảm cân hoặc bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ăn mì tôm đêm có béo không?

Đêm là khoảng thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi nên việc tiêu thụ thức ăn trong thời gian này có thể ảnh hưởng nặng nề tới hệ tiêu hóa. Đặc biệt mì tôm lại chứa nhiều hương liệu và chất phụ gia cùng lượng carbohydrat dồi dào nên khi ăn vào ban đêm, bạn sẽ bị tăng cân nhanh chóng.

Tác hại của việc ăn nhiều mì tôm?

Tạo gánh nặng cho dạ dày: Mì tôm chứa nhiều hương liệu và chất phụ gia nên ăn nhiều sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày dẫn tới rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, đầy hơi.

Nhanh lão hóa: Chất mỡ trong mì tôm thường được thêm chất chống oxy hóa nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ oxy hóa và kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Còn với chúng ta thì khi ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể nạp thêm nhiều chất chống oxy hóa ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết, thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Hại thận: Muối là một trong những thành phần không thể thiếu trong những gói mì tôm. Thậm chí có những loại còn được ướp cùng rất nhiều muối. Nếu ăn lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chức năng của thận, gia tăng nguy cơ sỏi thận.

Loãng xương: Mì tôm chứa phosphate giúp cải thiện mùi vị thức ăn tạo cảm giác ngon miệng nhưng khi tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể khiến chúng ta bị loãng xương, mất răng, xương.

Gia tăng bệnh tim: Thường xuyên ăn mì tôm có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ… Sở dĩ là vì mì tôm chứa chất béo transfat và chất béo bão hòa. Chúng rất hại cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Do đó, nếu có tiền sử mắc bệnh tim hoặc đã cao tuổi thì tốt nhất là bạn không nên ăn mì tôm.

Ung thư trực tràng: Vì chứa màu thực phẩm, muối và chất béo bão hòa nên ăn mì tôm trong thời gian dài có thể gây táo bón, phân lưu lâu trong đại tràng dẫn tới ung thư trực tràng.

Nóng trong: Hầu hết mì ăn liền được chiên qua dầu nóng ở nhiệt độ cao để tạo độ giòn và dai. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn thường cảm thấy khát nước và khô miệng khi ăn. Thậm chí nếu ăn nhiều trong thời gian dài, bạn còn bị nóng trong, nhiệt miệng, nổi mụn.

Tiểu đường: Môt thí nghiệm đặc biệt của tiến sĩ Braden Kuo tại bệnh viện cộng đồng Massachusetts của Mỹ cho biết việc tiêu thụ mì ăn liền trên 3 lần mỗi tuần sẽ khiến bạn có nguy cơ cao bị tiểu đường và tim mạch.

Lưu ý khi ăn mì tôm

Bạn nên hạn chế ăn mì tôm vì những sợi mì được kết nối với nhau bằng một lớp keo sáp hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và phải mất 3 ngày mới khử được hết. Còn nếu ăn thì bạn chú ý những điều sau để tốt hơn cho sức khỏe.

Vứt bỏ túi gia vị: Không chỉ mì mà các gói gia vị trong mì cũng đã được chế biến theo phương pháp nhất định để tiện lợi và bảo quản được lâu hơn. Do đó, khi ăn mì tôm, tốt nhất là bạn nên dùng các loại gia vị có sẵn ở nhà và bỏ các gói gia vị trong gói mì. Điều này vừa tăng thêm dinh dưỡng vừa giảm tối đa chất béo có hại cho sức khỏe.

Dùng nước sôi tráng qua mì: Vì mì tôm được làm khô bằng cách chiên nóng qua dầu là chủ yếu nên bạn cần tráng mì qua với nước sôi để giảm lượng dầu mỡ bám trên mì.

Thêm rau xanh khi ăn: Mì tôm là một trong những sản phẩm tiện lợi nhưng có giá trị dinh dưỡng thấp. Do đó, bạn nên kết hợp thêm các loại thực phẩm khác khi nấu mì, đặc biệt là rau xanh. Rau xanh cung cấp cho cơ thể chất xơ và omega 3 vừa giúp bảo vệ tim mạch tốt hơn vừa giảm chất béo không tốt từ mì. Rau xanh còn khiến món mì trở nên hấp dân hơn. Ngoài rau ra thì bạn có thể thêm khoảng 30 gram chất đạm từ thịt bò, thịt lợn hoặc tôm.

Không úp mì để ăn: Mì úp giúp tiết kiệm thời gian tối đa cho những người lười nấu hay có quỹ thời gian bận rộn. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến chúng ta phải hấp thụ lượng lớn chất béo cùng các chất độc hại trong mì tôm.

Hạn chế ăn mì tối đa

Cách pha chế mì tôm đúng cách:

Bóc gói mì tôm lấy vắt mì bên trong chần trong nước sôi. Khi thấy các cọng mì bắt đầu tách rời nhau thì vớt mì ra và đổ bỏ nước.

Nấu nước sôi mới rồi bỏ mì vào, tắt lửa ngay tránh để mì nhão nát.

Nếu là mì nước thì thêm bột nêm vào nước rồi khuấy đều. Còn nếu là mì khô thì vớt mì ra trộn với gói gia vị.

Nếu ăn cùng rau hay thức ăn khác thì hãy làm chín chúng trước khi bỏ mì vào.