Phổ Biến 5/2024 # Bà Bầu Ăn Lựu Có Tốt Không? Lợi Ích Tuyệt Vời Của Quả Lựu # Top 7 Yêu Thích

1. Bà bầu ăn lựu có tác dụng gì?

Chắc hẳn đâu đó, bạn đã từng nghe: Bà bầu ăn lựu con sinh ra sẽ có má lúm đồng tiền. Tuy nhiên, điều này chưa thật chính xác, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều đó là sự thật. Tuy nhiên, khi ăn lựu, bà bầu lại nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời như:

Ăn lựu hoặc uống nước ép lựu sẽ làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch, giảm xơ vữa động mạch. Từ đó, bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh mỗi ngày.

Thiếu máu là tình trạng hay gặp ở bà bầu. Việc bổ sung lựu vào thực đơn mỗi ngày giúp bù đắp lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể, tăng cường sản xuất hồng cầu, cấp máu đi nuôi cơ thể và nuôi thai.

Lựu là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa polyphenol, giúp cơ thể bảo vệ các gốc tự do gây ra hiện tượng lão hóa. Cùng với đó, hàm lượng vitamin C cao làm tăng tính kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bà bầu ăn lựu giúp tăng cườnghệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút

Ăn lựu giúp cải thiện bệnh viêm đường tiết niệu, điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời, chất chống oxy hóa trong quả lựu còn có tác dụng bảo vệ gan khỏi các chất độc gây hại.

Trong lựu chứa hàm lượng kali lớn – một dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ, giúp ngăn chặn tình trạng chuột rút ở chân, giảm cơn đau bụng khi mang thai. Đặc biệt, kali còn khuyến khích các hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh, hạn chế đau nhức xương, giảm thiểu nguy cơ loãng xương sau sinh.

Nhờ hàm lượng oxy hóa dồi dào, lựu có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, khiến tế bào ung thư tự hủy họa chính mình. Đàn ông ăn lựu sẽ ngăn ngừa được bệnh ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ ăn lựu hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Lựu chính là phương thức tái tạo làn da, giúp chị em ngăn ngừa tình trạng lão hóa, khô da, da thâm nám, sạm đen. Đồng thời chữa lành vết thương nhanh hơn, ngăn ngừa hình thành sẹo.

2. Bà bầu ăn lựu có tốt không?

Khi biết tin mang thai, cuộc sống của bạn bắt đầu thay đổi, chuyển sang bước ngoặt lớn. Bạn cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt hơn. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện. Theo đó. Các chuyên gia khuyên bà bầu nên ăn lựu. Lựu có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của bà bầu và sự phát triển trí não của thai nhi.

Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ là khoảng thời gian tốt nhất để bà bầu bổ sung lựu vào thực đơn mỗi ngày. Việc ăn lựu giúp mẹ bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn, phòng tránh nguy cơ tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Vitamin C trong lựu rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút.

Lựu chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, cao hơn hẳn so với việt quất, trà xanh giúp da căng sáng, mịn màng, xóa tan mọi vết nám, tàn nhang. Từ đó, trả lại vẻ đẹp tự nhiên nhất cho chị em phụ nữ.

Ngoài ra, dầu hạt quả lựu còn có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, nhanh liền vết mổ cho mẹ sinh mổ, nhanh liền vết may tầng sinh môn cho mẹ sinh thường.

Bà bầu ăn lựu rất tốt, bạn nên bổ sung lựu thường xuyên vào thực đơn mỗi ngày

3. Hướng dẫn bà bầu ăn lựu đúng cách

Cách 1: Bổ trái lựu thành đôi, tách từng hạt lựu ra khỏi vỏ. Dùng một muỗng lớn ép hạt lựu ra nước. Phần nước ép lựu này, mẹ có thể ăn kèm với sữa chua hoặc uống kèm với các loại sinh tố khác.

Cách 2: Rắc từng hạt lựu lên món salad để làm món khai vị trước mỗi bữa ăn hoặc dùng là món trái cây trái miệng sau bữa ăn để cung cấp thêm các dưỡng chất cho cơ thể.

Cách 3: Trộn nước ép lựu với nước sốt nướng thịt để chấm thịt nướng cũng rất ngon, kích thích vị giác.

4. Lưu ý cho bà bầu khi ăn lựu

Mua lựu tại các cửa hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Trong vỏ lựu có chứa chất làm co thắt tử cung, gây nên tình trạng chuyển dạ sớm.

Nước ép lựu có hàm lượng calo cao, bà bầu nên uống với lượng vừa phải, tránh tình trạng uống quá nhiều gây đầy bụng, khó chịu, buồn nôn,…

5. Trường hợp mẹ bầu nên hạn chế ăn lựu

Bà bầu đang bị bệnh viêm dạ dày.

Bà bầu bị sâu răng hay đang gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu muốn ăn lựu thì khi ăn xong phải đánh răng ngay.

Bà bầu bị bệnh đái tháo đường. Lựu có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu nên bà bầu không nên ăn quá nhiều và ăn thường xuyên.

Quả lựu cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao cho cơ thể nên khi được hỏi: Bà bầu ăn lựu có tốt không? Một câu trả lời chắc chắn là bà bầu ăn lựu rất tốt, các bạn nên bổ sung thường xuyên vào thực đơn mỗi ngày để mẹ luôn khỏe, con thông minh, sáng giá.