Phổ Biến 5/2024 # Tác Dụng Bất Ngờ Khi Ăn Dứa Và Lưu Ý Để Nâng Cao Sức Khỏe # Top 6 Yêu Thích

Hiểu thêm về quả dứa

Dứa là loại trái cây được trồng phổ biến tại các vùng nhiệt đới. Tên tiếng anh/Tên khoa học: Pineapples, Ananas comosus. Tên khoa học: Ananas comosus

Nguồn gốc: dứa (thơm) là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay). Hiện nay, trên thế giới, cây dứa (thơm) được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới có mùa sông tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan. Dứa (thơm) có thể trồng tới vĩ tuyến 38 độ bắc, trong đó các nước Châu Á chiếm trên 60% sản lượng dứa (thơm) cả thế giới. Các nước trồng nhiều là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawai, Brazil, Mêhicô, Cuba, Úc, Nam phi.

Dứa được phân thành ba nhóm chính: Nhóm hoàng hậu (Queen), nhóm Cayen (Cayenne), nhóm dứa Tây Ban Nha (Spanish).

Thành phần dinh dưỡng cao có trong dứa:

Trong dứa có rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cụ thể, nước chiếm 75,7%, protid 0,68%, lipid 0,06%, glucid 18,4% (saccharose 12,43%, glucose 3,21%), chất chiết xuất 4,35%, cellulose 0,57%, tro 1,24%. Còn có acid citric, acid malic và các vitamin A, B, C. Trong quả, có một chất men tiêu hoá là bromelin có thể thuỷ phân trong vài phút một lượng protein bằng 1000 lần trọng lượng của nó và so sánh được với pepsin và papain. Ngoài ra còn có iod, magnesium, mangan, kalium, calcium, phosphor, sắt, lưu huỳnh.

Tác dụng của việc ăn dứa:

Dứa giúp kiểm soát bệnh viêm khớp, giúp giảm tình trạng viêm cơ và khớp. Điều này do trong trái chứa chứa loại enzyme proteolytic có tên là bromelain, có tác dụng giúp phá vỡ protein phức tạp đồng thời chống viêm hiệu quả, vì vậy giúp giảm triệu chứng viêm khớp hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch: Nếu ăn trái dứa với lượng vừa đủ hàng ngày là cơ thể bạn đã được nạp trên 130% vitamin C cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp giảm bệnh tật. Cụ thể, khi đi vào cơ thể vitamin C kích thích hoạt động của bạch cầu và nó như chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu của các gốc tự do.

Trái dứa tốt cho tế bào và mô, ngoài vitamin, dứa còn cung cấp lượng collagen dồi dào cho cơ thể. Đây là thành phần thiết yếu tạo nên thành mạch của da, máu, xương và các cơ quan khác. Cũng chính nhờ lượng vitamin C trong dứa giúp bạn tăng sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật, nhiễm trùng.

Ăn dứa có tác dụng cung cấp lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan. Việc ăn dứa đều đặn giúp bạn tránh khỏi tình trạng tiêu chảy, táo bón, phòng ngừa hội chứng đông máu và hội chứng ruột kích thích, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, chất xơ trong trái dứa giúp tăng lượng phân, thúc đẩy quá trình thức ăn qua đường tiêu hóa một cách bình thường, đồng thời kích thích giải phóng chất tiêu hóa từ đó giúp hòa tan thực phẩm.

Dứa cung cấp hàm lượng cao mangan rất có lợi cho hệ xương khớp trong cơ thể. Đây là một khoáng chất rất quan trọng giúp phục hồi và tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp.

Dứa rất tốt cho sức khỏe của mắt nhờ chất beta – carotene có tác dụng giúp trì hoãn tình trạng thoái hóa bạch cầu, một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng tới thị lực của người cao tuổi.

Ăn dứa tốt cho máu: Dứa là loại hoa quả, cung cấp một lượng đồng khá lớn, có vai trò quan trọng trong việc một phản enzyme và trong các hợp chất khác trong cơ thể. Và chính lượng đồng này là yếu tố quan trọng trong việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh giúp tăng lượng oxy cho các cơ quan giúp chũng hoạt động tốt hơn.

Ăn dứa giúp tăng nhận thức và tốt cho hệ thần kinh, giúp phòng và tránh các triệu chứng rối loạn thần kinh, bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi.

Ăn dứa có tốt cho bà bầu?

Rất nhiều bà bầu quan tâm tới việc ăn dứa có tốt không vì nhiều mẹ lo rằng ăn dứa có thể dẫn tới sảy thai do chất Bromelain trong dứa làm mềm tử cung. Tuy nhiên, chưa một nghiên cứu nào làm rõ hay chứng minh việc này, mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu ăn dứa sẽ có những tác dụng như sau:

Có nên ăn nhiều dứa không?

Thực tế, đây là câu hỏi đang được mọi người rất quan tâm. Mặc dù, công dụng của trái dứa là không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng:

Ăn nhiều dứa có thể gây đau hoặc sưng môi, rát lưỡi. Nguyên nhân do bromelain gây mềm thịt, tình trạng này có thể chấm dứt trong vài giờ, tuy nhiên nếu bạn tiếp tục ăn bạn sẽ bị nổi mề đay, phát ban, khó thở,… Việc ăn nhiều dứa đồng nghĩa với việc bạn đã dung nạp lượng lớn vitamin C vào trong cơ thể, điều này có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ nóng, đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa còn có thể gây nôn mửa, phát ban và kinh nguyệt không đều. Chất bromelain cũng gây tương tác với các loại thuốc khác, nếu bạn đang sử dụng thuốc chống co giật, chống đông máu, chống mất ngủ, chống trầm cảm thì không nên ăn dứa. Việc ăn dứa khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

120 views