Phổ Biến 5/2024 # Mẹ Băn Khoăn Trẻ Biếng Ăn Có Nên Uống B1 # Top 6 Yêu Thích

Tác dụng của B1 đối với trẻ?

Vitamin B1 chịu trách nhiệm cho việc sản xuất năng lượng trong cơ thể. Cụ thể, vitamin B1 giúp điều tiết sự chuyển hóa đường trong cơ thể, giúp bảo đảm các thức ăn được biến thành năng lượng và được các cơ quan sử dụng. Khi bị thiếu B1, quá trình chuyển hóa này gặp trở ngại rất lớn, vì dẫn truyền thần kinh ở những cơ quan trong hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột bị ảnh hưởng dẫn đến giảm nhu động ruột và dạ dày. Điều này dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ do trẻ dễ bị chướng bụng trong quá trình tạo phân ở ruột non.

Trẻ biếng ăn có nên dùng B1 không?

Việc nhiều mẹ ca ngợi công dụng giảm biếng ăn khi cho trẻ uống vitamin B1 có phần đúng, vì khi bổ sung vitamin B1 cho các trường hợp bé thường xuyên chán ăn, cơ thể gầy yếu, kém hấp thu dưỡng chất sẽ giúp kích thích hấp thu gluxit, giúp tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, trẻ đâu chỉ biếng ăn vì thiếu B1 mà còn rất nhiều nguyên nhân khác. Để giúp bé hết biếng ăn thì mẹ cần xác định được đâu là nguyên nhân chính, không nên sử dụng vitamin B1 mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi việc sử dụng B1 không đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Những tác dụng phụ khi cho trẻ uống B1 không đúng cách

Khi bổ sung vitamin B1 cho trẻ quá liều có thể gây ra những hậu quả khó lường. Thông thường, trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng chỉ cần 0,2mg B1 mỗi ngày. Lượng cần thiết cho trẻ 7 – 12 tháng là 0,3mg, ở trẻ 1 – 3 tuổi là 0,5 mg và trẻ từ 4 – 8 tuổi là 0,6mg. Ngoài việc uống B1, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bổ sung vitamin B1 cho bé bằng đường tiêm. Việc bổ sung vitamin B1 khi không cần thiết có thể gây ra:

Giảm huyết áp

Tăng động

Thay đổi khả năng miễn dịch

Giãn cơ

Buồn ngủ

Tăng nguy cơ ung thư

Kích ứng da

Nhịp tim chậm…

Ngoài ra, bổ sung vitamin B1 cũng có thể gây dị ứng nếu cơ thể bé mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong viên uống.

Lời khuyên khi trẻ biếng ăn

Không nên qua lo lắng

Đa số các bậc phụ huynh đều tỏ ra sốt sắng nếu con mình biếng ăn hoặc ăn ít hơn những đứa trẻ khác. Tuy nhiên nếu bé biếng ăn mà vẫn phát triển bình thường thì ba mẹ không nên quá lo ngại về điều đó.

Không nên thúc ép trẻ

Dù trong bất kì hoàn cảnh nào mẹ không nên thúc dục bé khi ăn. Như vậy không những không giúp bữa ăn ngon miệng hơn trái ngược lại nó còn khiến cho bữa ăn trở nên căng thẳng áp lực hơn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào hãy để trẻ được tự quyết định trẻ muốn ăn gì?

Hãy chiếu cố

Bạn hãy cố gắng bày biện các món ăn sao cho thật bắt mắt với màu sắc đa dạng. Đôi khi bạn cũng nên chấp nhận một số sở thích trái khoáy của trẻ. Hãy chấp nhận việc chế biến thường xuyên một món mà chúng thích hơn là ngày nào cũng ép chúng ăn món ăn mà bạn cho là đầy đủ dinh dưỡng và rất cần thiết cho sức đề kháng của chúng.

Không nên kéo dài bữa ăn quá lâu

Một bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa trong vòng 20 – 30 phút. Bạn nên can thiệp vào quá trình ngậm, nhai đi nhai lại miếng thịt hay rau của trẻ. Trường hợp bát cơm còn quá nhiều, bạn có thể kéo dài bữa ăn thêm bạn không nên tỏ ra cáu gắt, bực tức. Hãy luôn vui vẻ để bé có thể thỏa mái trong bữa ăn.

Chia nhỏ bữa ăn

Một bát cơm đầy vun không hề kích thích sự thèm ăn của trẻ chút nào. Trái lại, nó khiến trẻ sợ đến phát khóc. Hãy bỏ vào bát cơm của trẻ chỉ một miếng thịt nhỏ, vài cọng rau và một ít cơm. Nếu trẻ muốn ăn thêm, bạn hãy thay các món cũ bằng một vài món khác để kích thích sự thèm ăn của chúng. Và bạn cần luôn luôn đề cao tính độc lập cho con bằng cách để trẻ tự xúc hay ăn những gì chúng thích.

Không ăn gì trước bữa chính

Không nên đưa cho trẻ bất kì đồ ăn vặt nào trước bữa chính. Những món ăn còn nằm trong bếp hay trong tủ lạnh (hoa quả, pho mát, jambon… ) luôn có sức hấp dẫn đối với trẻ hơn nhưng chúng lại góp phần phá hỏng bữa chính của trẻ. Tạo cho trẻ thói quen không ăn vặt ngay từ nhỏ là điều cần thiết.

Không cho trẻ ăn quá nhiều

Cơ thể phải hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng trong một thời gian ngắn tỷ lệ thuận với tần suất của bệnh béo phì, bệnh tăng huyết áp, chứng xơ vữa động mạch và kéo theo rất nhiều hệ quả khác. Thúc ép trẻ ăn quá nhiều tức là bạn sẽ phải đưa chúng đến gặp bác sĩ sớm hơn.

Sử dụng men vi sinh cho trẻ

Trong đường ruột có rất nhiều vi khuẩn cư trú gồm cả vi khuẩn có lợi lẫn vi khuẩn có hại. Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và hoạt động bình thường có tỷ lệ lợi khuẩn ở mức trên 85%, hại khuẩn chỉ khoảng 15%. Bất kì lý do nào khiến tỷ lệ này thay đổi, hại khuẩn nhiều hơn mức cho phép sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên, hệ tiêu hóa cũng như đường ruột không còn làm tốt chức năng. Từ đó, gây ra những vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, sôi bụng… dẫn tới tình trạng chán ăn và ảnh hưởng tới quá trình hấp thu thức ăn của trẻ.

Lý giải một cách khoa học, vi khuẩn có ích trong các loại men vi sinh Zeambi sẽ tham gia vào quá trình biến đổi thức ăn, chất xơ thực phẩm ở ruột non thành butyric, vitamin, acid lactic, acetic, axit amin, men, hocmone…., sinh ra các khí CO2, H2S, NH3,… Quá trình lên men này giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru, khoẻ mạnh do tạo ra được môi trường acid nhẹ, tăng cường hấp thu canxi, chất khoáng, tăng chức năng bảo vệ niêm mạc ruột, giảm độc tính độc tố, kích thích miễn dịch cục bộ và miễn dịch ngoại biên, tăng hoạt động của các enzym tiêu hóa thức ăn.

Vì thế, men vi sinh giúp bụng (hệ tiêu hóa) khỏe, quá trình hấp thu, thải trừ thức ăn trơn tru, từ đó hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn ở trẻ.