Xu Hướng 5/2024 # Một Số Loại Thực Phẩm Có Nguy Cơ Gây Sảy Thai Mẹ Bầu Cần Tránh # Top 4 Yêu Thích

Hành trình làm mẹ bắt đầu khi chúng ta biết mình mang thai. Trong quá trình mang thai, chúng ta cần phải học hỏi và quan tâm nhiều thứ. Đặc biệt nhất là phải luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt, chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng để con yêu cũng được khỏe mạnh. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai mà mẹ cần biết để tránh, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nên tránh sử dụng các loại thịt chưa được nấu chín, kể cả thịt bò và gia cầm. Ăn thịt sống có nguy cơ khiến mẹ nhiễm các loại vi khuẩn: Coliform, Toxoplasma và Salmonella. Thịt sống là thực phẩm cần tránh khi mang thai vì mẹ cũng có thể nhiễm vi khuẩn Listeria, vi khuẩn có khả năng gây sảy thai. Listeria có khả năng xâm nhập qua nhau thai gây nhiễm trùng và nhiễm độc máu cho thai. Điều này cũng có nguy cơ ảnh hưởng đe dọa tính mạng của mẹ. Vì vậy khi chế biến các thực phẩm thịt phải nấu chín kỹ cho đến khi thịt không còn màu hồng.

Các loại cá sống có thể chứa các chất độc đặc biệt là thủy ngân. Đây là loại độc tố có nguy cơ gây tổn thương hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận. Một số loại cá sống ở những vùng biển nhiễm độc thủy ngân cao cần tránh sử dụng. Ví dụ : cá mập, cá thu vua và cá ngói. Một số loại cá được sử dụng trong sushi như cá ngừ, rất dễ nhiễm thủy ngân, cũng nên tránh sử dụng. Nhiễm độc thủy ngân trong thai kỳ có thể khiến thai chậm phát triển và gây tổn thương não. Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ cá có hàm lượng thủy ngân cao, ở mức không quá 1 – 2 lần mỗi tháng.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các loại cá đều có hàm lượng thủy ngân cao , chỉ có một số loại nhất định. Việc tiêu thụ cá ít thủy ngân khi mang thai rất tốt. Bạn có thể ăn tới 2 lần mỗi tuần. Các loại cá béo có nhiều axit béo omega-3, rất quan trọng cho sự phát triển của em bé.

Ăn hải sản hun khói cũng có khả năng nhiễm Listeria gây sảy thai. Các mẹ nên tránh sử dụng. Khi sử dụng hải sản, mẹ cần chế biến kỹ lưỡng và đảm bảo thực phẩm hoàn toàn chín.

Mặc dù cua là một nguồn canxi phong phú, nhưng chúng cũng chứa hàm lượng cholesterol cao. Điều này có thể gây co thắt tử cung dẫn đến chảy máu trong và sẩy thai. Vì vậy, cần tránh ăn quá nhiều cua trong khi mang thai.

Các loại cá đã qua xử lý công nghiệp và được đông lạnh có thể sử dụng một số hóa chất bảo quản nguy hiểm cho thai nhi. Một số cá được bắt từ sông hồ nhiễm bẩn có thể phơi nhiễm với nồng độ polychlorinated biphenyls cao. Do đó, khi sử dụng thực phẩm cần xác định nguồn gốc và cách bảo quản thực phẩm, tránh gây hại cho mẹ và bé.

Ăn các các loài động vật có vỏ như: trai, sò, nghêu, hàu sống có khả năng nhiễm các loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Một trong những bệnh nhiễm trùng này có thể chỉ ảnh hưởng đến mẹ khiến người mất nước, mệt mỏi. Các bệnh nhiễm trùng khác có thể được truyền sang thai nhi với các hậu quả nghiêm trọng, hoặc thậm chí gây tử vong.

Phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn Listeria. Trên thực tế, phụ nữ mang thai có khả năng bị nhiễm vi khuẩn Listeria cao gấp 20 lần so với bình thường. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong đất và nước hoặc thực vật bị ô nhiễm.

Listeria có thể được truyền cho em bé chưa sinh qua nhau thai, ngay cả khi người mẹ không có dấu hiệu bị bệnh. Điều này có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh cá sống và động vật có vỏ.

Việc nấu chín kỹ các loại thực phẩm này có thể ngăn ngừa một số nhiễm khuẩn. Tuy nhiên các loại động vật có vỏ có thể tiêu thụ một số loại tảo độc hại, cũng có dẫn đến nguy cơ ngộ độc cho mẹ và bé.

Gan động vật chứa nhiều vitamin A. Vì vậy, nếu sử dụng 1 – 2 lần/ tháng có thể không gây hại và không gây sảy thai. Nhưng nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ với số lượng lớn, nó sẽ thúc đẩy sự tích tụ dần dần của retinol gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé.

Sữa chưa được tiệt trùng và các loại phô mai như : gorgonzola, mozzarella, .v.v. có thể chứa vi khuẩn mang mầm bệnh như Listeria monocytogenes, gây hại cho thai kỳ. Sử dụng các sản phẩm từ sữa chưa tiệt khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ.

Ăn trứng sống có thể bị nhiễm Salmonella. Các triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella thường chỉ biểu hiện ở mẹ bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng có thể gây ra co thắt tử cung, dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.

Các món trứng sống bao gồm:

Hầu hết các sản phẩm thương mại có chứa trứng sống được làm bằng trứng tiệt trùng và an toàn. Tuy nhiên, bạn nên đọc kĩ nhãn mác để đảm bảo chất lượng. Mẹ bầu nên nấu chín trứng kỹ hoặc sử dụng trứng tiệt trùng.

Nhiều bà bầu nghĩ uống nước ép dứa giúp việc sinh dễ dàng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng, đây là thực phẩm có nguy cơ gây sải thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

Dứa chứa nhiều bromelain, làm mềm cổ tử cung và tạo các cơn co thắt chuyển dạ, dẫn đến sẩy thai. Khi dùng với số lượng lớn ( từ 7 đến 10 quả) có thể gây chảy máu. Vì vậy, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu tuyệt đối không nên ăn dứa hay uống nước ép dứa. Sau giai đoạn đó, bà bầu nên ăn một lượng nhỏ dứa vì nó cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng không quá nhiều và thường xuyên.

Phụ nữ mang thai nên ăn hạt vừng với số lượng tối thiểu. Dù là hạt vừng đen hay trắng, khi được dùng cùng với mật ong, có thể gây một số vấn đề trong thời kỳ đầu mang thai.

Nha đam được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có những trường hợp mẹ bầu cố ăn nha đam khi mang thai vì nghĩ tốt cho con. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm vì nha đam chứa anthraquinone, một loại chất gây nhuận tràng tạo các cơn co thắt tử cung và chảy máu vùng chậu, dẫn đến sẩy thai. Do đó ngay cả khi thoa gel nha đam lên mặt cũng có thể không an toàn khi mang thai.

Đu đủ cũng là một thực phẩm nguy hiểm cho bà bầu, đặc biệt là đu đủ xanh. Có nhiều trường hợp mẹ bầu do thiếu kinh nghiệm đã sử dụng đu đủ xanh làm nguyên liệu chế biến món ăn thêm chất dinh dưỡng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Đu đủ chưa chín có các thành phần hoạt động như thuốc nhuận tràng dễ gây chuyển dạ sớm. Hạt đu đủ cũng rất giàu enzyme gây co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai.

Theo nghiên cứu, caffeine khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải vẫn khá an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn nên hạn chế sử dụng, vì mức độ caffeine tăng lên trong thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai hoặc em bé sinh nhẹ cân. Hơn nữa, caffeine có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Vì vậy nên dùng với lượng hạn chế. Caffeine không chỉ có trong cà phê, mà còn có trong trà, sôcôla và một số đồ uống năng lượng.

Nếu sử dụng đào quá nhiều có thể gây nóng trong người và dẫn đến chảy máu bên trong. Hơn nữa, mẹ bầu nên gọt vỏ quả đào trước khi ăn vì lông trên quả có thể gây bỏng và ngứa ở cổ họng.

Táo dại là đồ ăn nhẹ có vị chua, đắng và ngọt rất phù hợp cho bà bầu bị ốm nghén, nhưng loại quả này thực sự không tốt cho bà bầu. Đặc tính axit và chua của chúng có thể khiến tử cung co bóp và dẫn đến chuyển dạ sớm hoặc sảy thai.

Nhãn là loại trái cây khá phổ biến vào mùa hè. Nhưng các mẹ không nên ăn nhiều nhãn khi mang thai. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều nhãn, gây hiện tượng nóng trong bụng sẽ nguy hiểm hơn. Có thể dẫn đến đau bụng, xuất hiện các đốm máu, gây bất lợi cho thai nhi và thậm chí có thể gây sảy thai.

Rau xanh mang nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Nhưng rau sống hoặc chưa nấu chín có chứa toxoplasma gondii, là một loại ký sinh trùng phổ biến gây ra bệnh toxoplasmosis. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh, có thể truyền cho thai nhi. Do đó, bắt buộc phải ngâm rau trong nước muối sạch và rửa chúng dưới vòi nước chảy trước khi dùng. Mẹ bầu nên rửa sạch, gọt vỏ và nấu chín. Ngoài ra, đảm bảo rằng các dụng cụ dùng để nấu ăn cũng được rửa và lau chùi sạch.

Gia vị giúp tạo thêm hương vị cho món ăn. Nhưng một số loại gia vị như cây hồ đào, asafoetida, tỏi, bạch chỉ và bạc hà tốt nhất nên tránh khi mang thai. Những gia vị này có thể kích thích tử cung, và dẫn đến co thắt, sinh non, sảy thai. Chúng cũng có thể gây loãng máu và chảy máu khi mang thai.

Rau mầm là một món ăn yêu thích với nhiều người. Nhưng những mầm sống như cỏ ba lá, cỏ linh lăng, củ cải và giá đỗ có chứa Salmonella. Do đó các mẹ yêu thích ăn rau mầm cần nấu chín để đảm bảo an toàn khi mang thai.

Phụ nữ nghiện rượu bắt buộc phải bỏ rượu khi mang thai. Rượu tác động xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Đồng thời, nó làm tăng khả năng sảy thai và thai chết lưu. Ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể dẫn đến các bất thường. Em bé sinh ra có thể bị dị tật ở mặt, dị tật tim và thiểu năng trí tuệ.

Đồ ăn vặt chứa nhiều calo, chất béo và đường. Tiêu thụ quá nhiều đường khi mang thai có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra có thể gây tăng cân và bệnh tim và làm tăng nguy cơ trẻ sinh thừa cân.

Nếu mẹ bầu thích cá, nên hạn chế tiêu thụ cá đóng hộp. Cá là một nguồn protein và vitamin phong phú. Tuy nhiên không nên ăn cá đóng hộp vì chúng có chứa chất bảo quản, muối và một số hóa chất có thể gây tăng huyết áp cho mẹ. Đồng thời nó có thể gây giữ nước, gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu.

Khi sử dụng nước ép đóng hộp mẹ nên kiểm tra nhãn mác. Điều này giúp đảm bảo sản phẩm đã được tiệt trùng kĩ. Bản thân vi khuẩn chúng tôi có thể được tìm thấy trong nước ép trái cây đóng hộp. Vì vậy bà bầu nên hạn chế uống những thực phẩm này để tránh sảy thai. Khi mang thai, tốt nhất là mẹ nên uống nước trái cây ép tại nhà. Điều này sẽ giúp đảm bảo được sự an toàn chất lượng của những thực phẩm mẹ sử dụng.

Khổ qua là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có chứa nhiều vitamin B,C, acid folic cũng như các dưỡng chất khác. Việc ăn khổ qua cũng góp phần cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều mướp đắng sẽ gây kích thích co bóp dạ dày và tử cung, có thể gây sảy thai. Ngoài ra trong hạt mướp đắng có chứa chất Vicine gây dị ứng cho người nhạy cảm. Do đó, mẹ không nên ăn nhiều mướp đắng và cần bỏ sạch hột khi ăn.

Rau sam là loại thức ăn dân dã được nhiều người sử dụng như một bài thuốc thảo dược. Tuy nhiên việc ăn rau sam nhiều sẽ kích thích tử cung mạnh, có thể dẫn đến sảy thai.

Rau ngót thường được sử dụng để nấu canh vì tính bổ dưỡng và mát của nó. Tuy nhiên rau ngót lại chứa nhiều chất papaverin, gây giãn cơ trơn tử cung. Mẹ bầu nên hạn chế ăn quá nhiều rau ngọt, đặc biệt là rau chưa qua chế biến.

Rau răm là loại rau gia vị thường được ăn kèm trong nhiều món ăn. Tuy nhiên rau răm có nguy cơ gây co bóp tử cung, dẫn đến mất máu, sảy thai. Ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ rất nguy hiểm. Các mẹ cần chú ý!

Rau chùm ngây chứa lượng vitamin A, C và kali rất cao so với các loại rau trái khác. Tuy nhiên, chùm ngây chứa một lượng alpha-sitosterol có cấu trúc tương tự như estrogen. Alpha-sitosterol trong loại rau này làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sảy thai.

Ngải cứu được xem như là một phương thuốc dân gian giúp điều trị các tình trạng nhức mỏi, đau bụng. Một số nghiên cứu cho thấy: Nếu sử dụng ngải cứu nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây chảy máu tử cung, co thắt, dẫn đến sảy thai, sanh non. Do đó các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý định sử dụng ngải cứu để điều trị.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là điều cần thiết trong thai kỳ. Điều này có nghĩa là mẹ phải luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Bất cứ thực phẩm nào sử dụng quá mức đều có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là cần lưu ý những thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai trên. Do đó tốt nhất bạn nên tham khảo và xin ý kiến bác sĩ sản khoa cũng như chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn và cách sử dụng các loại thực phẩm cho hợp lý.

Bác sĩ Trương Mỹ Linh