Thịnh Hành 5/2024 # So Sánh Gửi Tiết Kiệm Ngân Hàng Và Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ, Nên Chọn Cái Nào? # Top 9 Yêu Thích

Có tiền nhàn rỗi nên để làm gì? Gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua bảo hiểm nhân thọ? Không có thứ gì là hoàn hảo, mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm nhất định nên mục đích sử dụng của chúng cũng thực sự khác nhau.

Gửi tiết kiệm ngân hàng là gì?

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là cách mà người dân đang dùng tiền nhàn rỗi của cá nhân mình cho ngân hàng vay nhằm hưởng lãi suất, sau đó ngân hàng sẽ dùng tiền của người đó để cho các đối tượng thiếu vốn vay lại với lãi suất cao hơn. Như vậy, thực chất ngân hàng là đối tượng trung gian kết nối giữa người đang có tiền nhàn rỗi và người thiếu vốn để hưởng lãi suất chênh lệch. Hiện nay, gửi tiền tiết kiệm ngân hàng vẫn là cách truyền thống để người dân dự trữ tiền đồng thời có thể gia tăng số tiền hiện có theo các mức lãi suất tiết kiệm hiện đang áp dụng tại các ngân hàng. Ngoài ra, gửi tiết kiệm ngân hàng còn là cách giữ tiền an toàn, bởi lẽ mang tiền bên người hay để tiền tại nhà đều có thể mất nhưng để tiền ở ngân hàng lại vô cùng bảo mật.

Gửi tiết kiệm ngân hàng để làm gì?

Dự phòng chi tiêu sinh hoạt

Tích cóp mua nhà, mua xe cộ, mua sắm đồ dùng…

Tích trữ cho các kế hoạch trong tương lai: học hành của con cái, nghỉ hưu…

Bảo hiểm nhân thọ là gì?

Sự ra đời của Bảo hiểm nhân thọ là một điều tất yếu trong quá trình sinh tồn và phát triển của loài người. Khi con người sống chung với nhau, hình thành nên các cộng đồng xã hội, sự cấp thiết về việc cần san sẻ những rủi ro, mất mát với nhau khiến người ta phải lập nên các quỹ, các hội tương trợ. Các quỹ các hội này hoạt động với phương châm “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ tiền của cho những trường hợp ốm đau, bệnh tật chính là những hình thái đầu tiên hình thành nên ngành bảo hiểm nhân thọ ngày nay. Bảo hiểm nhân thọ cũng giống như tên gọi của nó với mục đích chính là bảo vệ tài chính, sức khỏe, tính mạng kéo dài theo các cột mốc tuổi thọ của con người.

Mua bảo hiểm nhân thọ để làm gì?

Chi trả chi phí khám chữa bệnh thông thường, bệnh hiểm nghèo.

Hỗ trợ tài chính cho gia đình khi người trụ cột gặp rủi ro không còn tạo ra thu nhập: tàn phế, tử vong…

Còn việc đầu tư trong bảo hiểm nhân thọ thực chất là nhằm sinh lãi những khoản tiền nhàn rỗi trong quỹ bảo hiểm chưa được dùng đến cho việc chi trả quyền lợi rủi ro. Sau này khi đáo hạn hợp đồng, khách hàng cũng nhận về một khoản tiền tích lũy từ việc đầu tư này gọi là giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm. Theo nhiều cách khác nhau, người ta có thể gọi nó là quỹ tiết kiệm, quỹ học vấn cho con hay quỹ hưu trí….

So sánh Gửi tiết kiệm ngân hàng và mua bảo hiểm nhân thọ?

Ưu nhược điểm của gửi tiết kiệm ngân hàng và mua bảo hiểm nhân thọ:

Ưu điểm:

Ưu điểm của ngân hàng là sự linh hoạt trong việc gửi rút tiền. Với kỳ hạn gửi ngắn, khách hàng có thể rút ra ngay khi có công chuyện cần đến tiền. So với bảo hiểm nhân thọ, lãi suất tiết kiệm ngân hàng cũng cao hơn do hoạt động kinh doanh của ngân hàng hướng đến việc cho vay với nhiều rủi ro hơn. Còn đối với bảo hiểm nhân thọ, ưu điểm của nó chính là với một khoản tiền rất nhỏ nhưng lại có thể ngay lập tức tạo ra một giá trị bảo vệ lên tới hàng trăm lần. Ví dụ như khi đóng phí lần đầu với mức 10 triệu đồng và được công ty bảo hiểm chấp nhận thì khách hàng đã có ngay một quỹ bảo vệ sinh mạng và bệnh hiểm nghèo lên tới hàng tỷ đồng. Giả sử nếu chẳng may mắc bệnh ung thư cần tới những khoản tiền chữa trị rất lớn thì bảo hiểm nhân thọ phát huy được ưu thế của mình với mệnh giá bảo vệ cao, điều mà bệnh nhân dù có “thiêu” hết toàn bộ số tiền tiết kiệm ngân hàng cũng chưa chắc làm được. Mặc dù với lãi suất thấp hơn nhưng việc tích lũy tiền mang tính kỷ luật của bảo hiểm nhân thọ cũng giúp khách hàng nhận về một khoản tiền đủ lớn khi đáo hạn.

Nhược điểm:

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một sản phẩm thuần túy mang tính chất là tích lũy, do đó chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của con người trong cuộc sống như: chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sinh mạng… Ngoài ra, để có thể nhận lãi từ việc gửi ngân hàng đòi hỏi khách hàng cần có thời gian chờ đợi đủ dài, tuy nhiên, chính tính linh hoạt trong việc rút tiền ngân hàng lại khiến nhiều khách hàng bỏ cuộc khi khoản gửi tiết kiệm này chưa đến hạn. Còn với bảo hiểm nhân thọ, nhược điểm của loại hình này là lãi suất thấp do phần lớn tiền từ quỹ bảo hiểm được tập trung đầu tư vào trái phiếu (phần lớn là trái phiếu chính phủ) với mức độ an toàn cao. Ngoài ra việc rút tiền trước hạn của bảo hiểm nhân thọ cũng không linh hoạt, thậm chí còn phải chịu thêm các loại phí phạt rút trước hạn, hủy hợp đồng trước hạn.

Mục đích của gửi tiết kiệm ngân hàng và mua bảo hiểm nhân thọ?

Rõ ràng, 2 hình thức tài chính này mang bản chất hoàn toàn khác nhau. Nếu như gửi tiết kiệm ngân hàng với mục đích chính là nhằm để sinh sôi nảy nở, tiền đẻ ra tiền thì bảo hiểm nhân thọ lại hướng đến vấn đề bảo vệ, đảm bảo an toàn tài chính: chi trả chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ tài chính khi gặp rủi ro… Trong khi gửi ngân hàng, khách hàng phải chờ đợi một quá trình dài mới hình thành nên kết quả là tài sản bao gồm: gốc kèm theo lãi thì bảo hiểm nhân thọ ngay từ lúc tham gia, bạn đã có cho mình ngay một kế hoạch dự phòng tài chính rất lớn.

Thử hình dung một người chỉ dành toàn bộ số tiền nhàn rỗi đi gửi ngân hàng, rồi đến những lúc ốm đau, bệnh tật lại phải dùng chính những phần tiền tiết kiệm đó để chữa trị. Nghiêm trọng hơn nếu chẳng may không còn khả năng tạo ra thu nhập nữa thì phần tiền này cũng chưa chắc đủ để phục vụ cho cuộc sống của gia đình về sau. Thiệt hại ở đây không những là không nhận được phần lãi do phải rút tiền ngân hàng trước hạn mà còn mất hết toàn bộ gốc để lo cho thuốc men, chi phí điều trị.

Hay một người chỉ “chăm chăm” đi mua bảo hiểm nhân thọ để rồi kết cục là tiền của mình bị kẹt cứng trong thời gian dài 10 năm, 15 năm; những lúc cần chi tiêu, mua sắm hay những việc cá nhân thì lại không biết xoay sở ở đâu. Chưa kể đến chuyện, lãi thu về từ hoạt động mua bảo hiểm nhân thọ so với gửi tiết kiệm ngân hàng là thấp hơn.

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể kết luận được rằng, Bảo hiểm nhân thọ hay ngân hàng đều là những phương án tài chính rất cần thiết cho cuộc sống của mỗi người và mỗi hình thức được dùng để phục vụ cho mỗi nhu cầu khác nhau.

Nếu coi cuộc sống giống như một trận bóng đá thì chúng ta có thể coi gửi tiết kiệm ngân hàng để sinh sôi nảy nở tiền giống như hàng tấn công còn mua bảo hiểm nhân thọ chính là bảo vệ tiền giống như hàng thủ. Nếu đội bóng mà chỉ có một trong hai yếu tố thì kết quả chắc ai cũng thấy rõ đó là thua cuộc. Cho nên Ngân hàng hay bảo hiểm nhân thọ đều rất cần thiết, việc của bạn không phải là để cân nhắc nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua bảo hiểm nhân thọ mà là cân đối xem gửi tiết kiệm bao nhiêu? và mua bảo hiểm nhân thọ bao nhiêu?

Trường hợp thực tế

Trả lời:

Câu hỏi 1: Tôi là kỹ sư xây dựng, thu nhập một tháng hơn 20 triệu đồng. Do phải thường xuyên đi công trình nên việc chi tiêu, quan hệ bạn bè, đồng nghiệp rất tốn kém. Hiện tại, ngoài việc gửi tiền về chu cấp cho vợ con hàng tháng thì tôi không thể tiết kiệm thêm bất kỳ khoản tiền nào. Vậy tôi nên làm gì?

Trường hợp của bạn do không thể để dành bất kỳ khoản tiền nào hàng tháng nên việc gửi tiết kiệm ngân hàng là không khả thi. Hiện tại, bạn đang là trụ cột gia đình tạo ra tiền để nuôi vợ con vì vậy trước mắt bạn nên bảo vệ chính khả năng tạo ra thu nhập của mình. Bạn nên làm như sau:

Câu hỏi 2: Tôi là người kinh doanh tự do, muốn tích lũy tiền dành cho tuổi già thì nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay tham gia bảo hiểm nhân thọ hoặc tham gia bảo hiểm xã hội? Trả lời:

Tại thời điểm nhận lương, ngoài việc gửi tiền về chu cấp cho gia đình, bạn có thể trích thêm khoảng 1 – 2 triệu đồng để tham gia bảo hiểm nhân thọ. Như vậy, bạn sẽ có một kế hoạch bảo vệ chính khả năng lao động của mình kèm theo một kế hoạch tích lũy kỷ luật. Với số tiền nhỏ bạn có thể linh hoạt lựa chọn các hình thức đóng phí theo tháng, quý, nửa năm để giảm bớt gánh nặng đóng phí lớn trong 1 lần.

Mục đích chính của gửi ngân hàng là tích lũy ngắn hạn, sinh lời tiền nhàn rỗi.

Mục đích của bảo hiểm xã hội là đảm bảo khi về già có một nguồn thu nhập ổn định, đủ sống.

Mục đích của bảo hiểm nhân thọ là bảo vệ khả năng tạo ra thu nhập của người tham gia nếu chẳng may gặp rủi ro.

Rõ ràng phải bảo vệ khả năng tạo ra thu nhập của bạn hôm nay thì bạn mới có tiền để thực hiện được kế hoạch hưu trí trong tương lai. Do đó, mua bảo hiểm nhân thọ là điều cần thực hiện đầu tiên.

Câu hỏi 3: Tôi vẫn chưa rõ nên gửi tiết kiệm ngân hàng bao nhiêu? và tham gia bảo hiểm nhân thọ bảo nhiêu? Nếu thu nhập của tôi là 10 triệu, sau khi trừ các chi phí sinh hoạt còn để dành được 4 triệu. Trả lời:

Còn để thực hiện quỹ hưu trí thì bạn có thể chọn cách gửi ngân hàng hoặc tham gia bảo hiểm xã hội (nếu vẫn còn đủ tuổi)

Số tiền thực tế nên dùng để tham gia bảo hiểm nhân thọ là khác nhau theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. Tuy nhiên do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin nên chúng tôi có thể tạm tư vấn như sau: