Sinh Viên Với Chứng Khoán: Cổ Tích Một Câu Chuyện!
Hãy bắt đầu bằng một câu chuyện cổ tích chứng khoán, từ cái thủa mà TTCK VN như là một câu chuyện hư ảo tưởng đối với nhiều người. Chẳng mấy ai biết và cũng chẳng mấy ai quan tâm đến chứng khoán cả. Sẽ thật là bất ngờ nếu bạn bắt gặp một ai đó trong đám đông đang nói về chứng khoán. Thế rồi bỗng một ngày câu chuyện đó trở thành thần kỳ, nó được ví như một cơn “sóng thần” đánh thức người dân VN. Người người, nhà nhà, ngành ng 224;nh đâu đâu cũng huyên thuyên câu chuyện chứng khoán. Từ vùng quê xa xôi với những con người đứng sau con trâu đến công sở thành phố người ta đều bắt đầu câu chuyện với nhau bằng hai từ: chứng khoán như là “miếng trầu”!
Đó cũng là lợi thế để các bạn trẻ bước vào sân chơi chứng khoán, mới mẻ, hấp dẫn nhưng cũng đầy rủi ro. Sân chơi “đỏng đảnh” này được ví như cái nghề “giàu nhanh nhưng bại cũng chóng”. TTCK của ta còn mới mẻ, đầy biến động theo những quy luật “chẳng giống ai”. Ngay cả những chuyên gia gạo cội đã có lâu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán không phải lúc nào cũng… có lãi, cũng có thể phân tích tốt. Ấy vậy mà các cô cậu sinh viên cò n đang mài đũng quần nơi giảng đường đại học, lại hồn nhiên rủ nhau đi chơi “cổ cánh”. Lãi có, lỗ có và thế là câu chuyện thực sự bắt đầu từ đây…
Chứng khoán là thị trường thuộc hàng “đẳng cấp cao”, tính chuyên nghiệp cao, chứ ít ai nghĩ những cô cậu sinh viên bị liệt vào loại “viêm màng túi” cũng có thể chơi chứng khoán. Ấy thế mà thời kỳ vàng son của chứng khoán có không ít người đã đổi đời, trong đó có SV.
Nguyễn Minh Quang SV HVNH – chủ tịch Quỹ đầu tư Victoria Fund tâm sự: “Đã có lúc em phải bỏ học để bám sàn nhưng đó là những tiết có thể tự học được. Dù say mê chứng khoán đến đâu, bọn em vẫn tự nhủ học tập mới là quan trọng. Mục tiêu khi lập quỹ đầu tư ngoài lợi nhuận, chúng em chủ yếu thu thập kiến thức thực tế để bổ sung những gì đã học và chuẩn bị cho công việc sau này". Chỉ bắt đầu với số vốn vỏn vẹn có 5 triệu đồng, đến nay số l ãi kiếm được đã gấp đến 10 lần vốn ban đầu. Ngay cả đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì tỷ lệ sinh lời này cũng thật đáng nể!
Nhỏ con và năng động là hình ảnh của cô lớp trưởng lớp kế toán Quỳnh Chi – Cao đẳng KT, cái tên mà mọi người trong lớp vẫn gọi là Chi còi! Nhưng mới đây Chi đã được gắn với các mác mới: “Chi cổ” đơn giản vì cô bé với vốn kiến thức tài chính tốt nhất lớp đã thành công trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Cùng với đồng vốn ít ỏi của ông anh ruột tiết kiệm gửi về khi đang du học tại Mỹ, Chi đã biến chúng trở thành những quả trứng vàng. Đến nay trong tay cô đã có đến gần 100 triệu, trong đó lãi đến hơn 30%. Quả đáng để các bạn trẻ noi theo!
Bên cạnh thành công luôn có sự thất bại, có sự thất bại bằng vật chất, có sự thất bại bằng tinh thần và nhiều giá trị khác nhau đối với mỗi cá thể. Đặc biệt với TTCK thì thất bại và thành công là 2 nhân tố luôn “sánh vai nhau” trong bản chất của nó. Và dĩ nhiên kể cả những nhà đầu tư “ét vê” cũng không được loại trừ.
Trong khi bạn bè cùng lứa đang hớn hở nhận tấm bằng tốt nghiệp ĐH thì Trung Hiếu – Sinh viên năm cuối đại học QG vừa nhận được “trát” với danh sách hơn 20 môn còn nợ và đến cả tiền học phí của cả năm cũng đang nằm dưới đống “cổ cánh”. Nguy cơ bị đuổi học là hoàn toàn có thể. Không những thế bố mẹ của Hiếu còn suýt ngất khi hay tin chiếc xe ga đời mới cũng nằm trong tiệm cầm đồ với lý do mà cậu ấm này đưa ra là: “lãi xuất vẫn thấp h ơn lãi cổ cánh”. Vẫn biết là có lãi, là giỏi nhưng đó chỉ là cái trước mắt, còn tương lai phía trước của các cô cậu thì sao? Và đối với gia đình và người thân của Hiểu thì tấm bằng đại học kia mới thực sự là tương lai của cậu. Quả thật là đau xót cho những người có tầm nhìn ngắn hạn!
Khác với cậu ấm trên, cô em họ (tên H) của tôi cũng đang là sinh viên năm thứ 3 trường HVNH. Mặc dù nhà thì đúng chất đại gia nhưng vốn từ bé đã có máu mê làm ăn, kiếm tiền nên dĩ nhiên H cũng phải đầu tư để chứng tỏ sự năng động của mình. Bố mẹ thì sẵn sàng chi tiền, miễn sao con ngoan là được. Bỏ ra vài chục triệu thì chẳng đáng là bao nếu học được 1 bài học có giá - đó là phương châm của cô chú tôi. Nhưng cái gì đến ắt phải đ& #7871;n, nghe theo mấy đứa bạn ở trường thế là H dốc hết tiền mua cổ phiếu X. Nhưng chẳng ngờ là tất cả đã bị lừa, chẳng có cổ phiếu X nào cả! Mất tiền, dù chẳng phải là của mình đâu nhưng vẫn đau xót, đến bố khuyên mẹ bảo cũng chẳng xong. Thế là cô con gái rượu suốt ngày như người mất hồn, ăn không ngon, ngủ chẳng yên, học thì bỏ bê… Đau xót thay!
Chuyên gia chứng khoán Huy Nam cho rằng sinh viên thường còn lệ thuộc vào tài chính gia đình, chưa trực tiếp làm ra tiền nên muốn ra sàn chứng khoán phải vay mượn. Nếu chạy theo đầu cơ, thì nhà đầu tư sinh viên sẽ không theo kịp giới chuyên nghiệp, bởi không đủ vốn và kiến thức. Chơi chứng khoán được ví như những canh bạc, phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu. Để có kiến thức thực tế, sinh viên có thể lên sàn tham khảo, đặt tình huống, không nên lao mình vào. B 903;i việc chính của sinh viên vẫn là học chứ không nên theo việc phụ, bỏ việc chính.
Ở một khía cạnh khác, cũng có những ý kiến cho rằng sinh viên nên đầu tư chứng khoán nhưng phải có phương pháp. Khi còn trực tiếp giảng dạy bộ môn chứng khoán, Tiến sĩ Tô Kim Ngọc, Phó giám đốc Học viện Ngân hàng HN (HVNH) đã khuyên sinh viên rằng: “Bạn nào có điều kiện nên thử đầu tư để áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đối với sinh viên thì dĩ nhiên là ít tiền vì thế nên lập quỹ đầu tư”. Từ cái thủa chẳng ai thèm quan tâm đến chứng khoán thì không chỉ có sinh viên trường HVNH mà hầu như tất cả giới trẻ quan tâm đến chứng khoán đều biết đến cô Ngọc – người đã hết lòng tận tâm, tận lực đưa chứng khoán đến với SV.
Có cùng quan điểm với Tiến sĩ Tô Kim Ngọc, Ông Hoàng Trọng Thanh – Tổng giám đốc Công ty CP Phần mềm và Truyền thông OTC (đơn vị quản lý dautuchungkhoan.com cho rằng: “Khi còn là sinh viên, tôi cũng đã bắt đầu nghiên cứu và đầu tư chứng khoán từ năm thứ nhất kia, tất nhiên việc học có ảnh hưởng ít nhiều nhưng vẫn thu xếp được, tôi nghĩ mình đã đi đúng hướng.”
Ông Thanh cũng nhấn mạnh: “Các bạn trẻ khi tham gia vào TTCK nếu đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu là rất mạo hiểm vì nguồn vốn còn hẹp. Tuổi trẻ luôn vướng phải những rủi ro lớn vì tính hấp tấp, vội vàng của mình. Cho nên khi quyết định tham gia, hãy nên xem chắc mình đã thực sự đủ tự tin và tính kiên định hay chưa”.
Tiếng chuông cho câu chuyện cổ tích.
Không gì bằng sự trải nghiệm thực tế, nhưng cũng đừng để thực tế là trái đắng. Đủ bản lĩnh và khả năng hãy tham gia cuộc chơi để biến câu chuyện cổ tích thành hiện thực, để chiến thắng bản thân mình. Nhưng chưa đủ bản lĩnh thì hãy để luôn là câu chuyện cổ tích nở trên nụ cười mỗi bạn trẻ chúng ta.