3 Cách Lấy Gỉ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách. Có Nên Hay Không?
Trẻ sơ sinh rất dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi,... Vậy có những cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh nào an toàn mà hiệu quả? Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh còn nhạy cảm và yếu ớt, cha mẹ nên thực hiện rửa mũi cho bé.
Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không?
Phương pháp chúng ta phải làm khi bé có gỉ mũi chính là loại bỏ gỉ mũi để bé dễ thở hơn và đảm bảo vệ sinh cho bé. Lấy gỉ mũi là việc làm rất cần thiết và đòi hỏi các mẹ thực hiện một cách khéo léo.
Tuy nhiên, là cần thiết nhưng phải được thực hiện đúng cách. Có như vậy mới đảm bảo an toàn cho niêm mạc mũi của bé sơ sinh rất mỏng. Nếu như không thực hiện đúng cách thì gỉ mũi có thể vào sâu trong khoang mũi và rất khó để lấy ra. Nếu nặng hơn, rất có thể bé sẽ bị tổn thương màng mũi như: sưng tấy và chảy máu mũi.
Thời tiết giao mùa hay chuyển lạnh đều ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ, đặc biệt với trẻ sơ sinh nhiều gỉ mũi. Cha mẹ thường xuyên phải đối mặt với việc bé bị khò khè sổ mũi và rồi có rất nhiều gỉ mũi đóng cục. Gỉ mũi lúc này là nguyên nhân chính khiến bé khó thở và ngứa mũi hơn.
Lưu ý: Cha mẹ nhất định không được sử dụng nhíp hay các đồ vật có cạnh sắc nhọn, để lấy mũi cho con. Bởi nếu không cẩn trọng, những vật dụng này có thể làm tổn thương mũi của bé và khiến vi khuẩn xâm nhập.
Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách
Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng bông tăm
Đây là cách lấy gỉ mũi đơn giản nhất và thông dụng nhất. Nhiều mẹ đều chọn cách này bởi vì bông tăm mềm, nhỏ, mịn nên dễ dàng lấy gỉ mũi của trẻ sơ sinh.
+ Các dụng cụ cần chuẩn bi như sau: Bông tăm, khăn mềm, nước muối sinh lý.
+ Các bước thực hiện lấy gỉ mũi với tăm bông:
Bước 1: Đặt bé nằm thẳng trên giường.
Bước 2: Làm ẩm tăm bông bằng nước muối sinh lý đồng thời nhỏ 1-2 giọt vào trong mũi của trẻ để chất nhầy có thể mềm và bong dần ra.
Bước 3: Sau khoảng 30 giây, mẹ dùng tăm bông ngoáy nhẹ nhàng vào trong lỗ mũi của trẻ để lấy gỉ mũi ra bên ngoài. Nếu gỉ mũi còn cứng thì mẹ có thể xoa nhẹ mũi trẻ hoặc đợi thêm một chút thời gian cho gỉ mũi mềm hẳn ra.
Bước 4: Làm nhẹ nhàng với lỗ mũi bên còn lại.
Bước 5: Sử dụng khăn mềm để lau nhẹ nhàng xung xung quanh lỗ mũi của trẻ sơ sinh đển khi sạch hẳn.
Cách lấy gỉ mũi đúng cách bằng dụng cụ hút mũi
Hiện nay, do nhu cầu chăm sóc trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khoa học và an toàn hơn nên các mẹ đều lựa chọn sử dụng cụ hút mũi.
Với dụng cụ máy hút mũi này, bạn cần đặt bé nằm nghiêng, một tay đỡ đầu bé. Nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ 1~2 giọt để làm sạch khoang mũi và mềm gỉ mũi. Sau đó, bóp ống hút nhẹ nhàng lấy gỉ mũi ra ngoài. Các mẹ lưu ý, không nên đưa dụng cụ vào quá sâu tránh làm tổn thương mũi bé. Chi tiết các bước thực hiện và những vật dụng cần chuẩn bị như sau:
+ Chuẩn bị: nước muối sinh lý, khăn mềm, dụng cụ hút mũi.
+ Hướng dẫn cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút mũi theo 5 bước an toàn:
Bước 1: Mẹ bế bé nằm nghiêng khoảng 30 - 45 độ và sử dụng 1 tay đỡ lấy đầu trẻ.
Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ để gỉ mũi có thể mềm dần ra nhằm thuận tiện hơn cho việc lấy gỉ mũi ra bên ngoài.
Bước 3: Sau 2-3 phút, sử dụng dụng cụ hút mũi để lấy gỉ mũi ra bên ngoài bằng cách đặt phần đầu to của dụng cụ vào mũi bé sau đó hút tại đầu còn lại của dụng cụ. Lực hút từ miệng của mẹ sẽ giúp loại bỏ các chất nhầy có trong mũi bé vào trong bình đựng.
Bước 4: Lặp lại các bước tương tự với bên mũi còn lại.
Bước 5: Sử dụng khăn mềm để lau sạch lại mũi cho trẻ.
Lấy gỉ mũi cho bé bằng thiết bị xịt rửa mũi chuyên dụng
Với các trường hợp gỉ mũi, nghẹt mũi nặng, cần thông thoáng đường thở trước cho bé bằng việc sử dụng các dụng cụ hút mũi. Khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh xong thì đường thở thông thoáng hơn sẽ là điều kiện thuận lợi để dịch rửa mũi ( nước muối ưu trương 3%, nước muối sinh lý, nước muối biển,...) phát huy hiệu quả làm sạch hiệu quả hơn.
+ Cách thực hiện và sử dụng thiết bị xịt rửa mũi như sau:
Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên.
Bước 2: Đưa đầu xịt của thiết bị rửa mũi chuyên dụng vào mũi bé và xịt dứt khoát từ 2-3 lần.
Bước 3: Sau khoảng 2 - 3 giây, đợi cho dịch thừa chảy ra ngoài. Bé có thể tự xì mũi ra để toàn bộ gỉ mũi được đưa ra bên ngoài.
Bước 4: Thực hiện các bước trên đối với bên mũi còn lại của trẻ.
Bước 5: Nhẹ nhàng lau lại mũi cho bé bằng khăn mềm.
Tuy nhiên, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, bởi trong hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh nghẹt mũi, có gỉ mũi thì rửa mũi bằng nước muối đã hiệu quả và đảm bảo an toàn nhất cho trẻ.
Lúc này, mẹ cũng nên lựa chọn dung dịch rửa mũi từ nước muối ưu trương để gỉ mũi được nhanh chóng làm mềm và bị tống ra ngoài. Theo nghiên cứu cho thấy, rửa mũi cho bé bằng nước muối ưu trương giúp rút ngắn thời gian rửa mũi cho bé nhanh gấp 3 lần so với nước muối sinh lý thông thường.
Những lưu ý khi lấy gỉ mũi cho trẻ
Mặc dù có rất nhiều cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả tuy nhiên các bố mẹ vẫn cần lưu ý một số điểm sau để có thể đảm bảo cho niêm mạc mũi của bé như sau:
- Thực hiện mọi thao tác thật nhẹ nhàng, không tác dụng lực quá mạnh hoặc đưa dụng cụ lấy gỉ mũi quá sâu làm tổn thương niêm mạc mũi cũng như gây đau rát mũi cho bé.
- Nên thực hiện lấy gỉ mũi, rửa mũi cho bé khoảng 2-3 lần/ tuần, không nên quá lạm dụng bởi có thể làm mất hoàn toàn chất nhầy có trong mũi trẻ khiến mũi trẻ bị khô, bụi bẩn, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập gây ra những bệnh về đường hô hấp nguy hiểm.
- Lựa chọn các sản phẩm nước muối sinh lý, nước muối ưu trương chính hãng tại các cơ sở uy tín.
- Nên đưa bé đến bệnh viện nếu bé có tình trạng nhiều gỉ mũi, chất nhầy khiến bé khó thở, khò khè để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.