Trễ Kinh Ở Tuổi Dậy Thì Có Sao Không? Bị Trễ Kinh 2 Tháng Ở Tuổi Dậy Thì

Kinh nguyệt hay hành kinh tuổi dậy thì là một hiện tượng sinh lý bình thường, dấu hiệu nhận biết là chảy máu ra ngoài âm đạo. Đó là do lớp niêm mạc trong tử cung đến kỳ thụ tinh nếu không gặp tinh trùng sẽ bong ra và được tử cung co bóp đẩy ra ngoài, vì vậy đây là một hiện tượng an toàn, không gây ảnh hưởng sức khỏe.

Tuổi dậy thì đánh dấu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, có tính chất định kỳ hàng tháng. Ban đầu kinh nguyệt có thể không đều trong 1 - 2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có kinh, đó là do hoạt động của hệ thống trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng chưa hoàn chỉnh.

Thông thường kinh nguyệt của thiếu nữ tuổi dậy thì là từ 11-18 tuổi, vòng kinh bình thường khoảng 22-35 ngày, trung bình có thể là 28-30 ngày, thời gian hành kinh từ 3-7 ngày. Về sau này lượng kinh sẽ ít hơn có thể chỉ nhiều 2 ngày đầu, các ngày sau giảm dần.

Ở tuổi dậy thì, lượng máu kinh bình thường nếu bạn phải thay 3-5 lần băng vệ sinh mỗi ngày, máu có màu đỏ tươi, không đông, mùi hơi nồng, không tanh.

Về đau bụng kinh tuổi dậy thì sẽ nhiều hơn với những người đã bị nhiều năm vì do thời điểm này lần đầu tiên tử cung co bóp, triệu chứng chưa rõ ràng cộng với tâm lý e ngại, các bạn gái tuổi mới lớn lại một mình chịu đựng không chia sẻ. Đặc biệt trong lần đầu tiên bạn gái còn hoảng sợ vì có thể chưa hiểu rõ về đau bụng kinh tuổi dậy thì nên sẽ dễ nhầm lẫn với các hiện tượng khác.

Nếu quá 18 tuổi mà chưa có hành kinh, có thể do 2 nguyên nhân sau:

Hội chứng này có mối liên hệ từ não với buồng trứng, khiến bản thân người con gái không hề có kinh và cũng không bị đau bụng kinh tuổi dậy thì. Tình trạng này được biểu hiện ra bên ngoài như cơ quan sinh dục phụ không phát triển như: ngực nhỏ, không có lông mu, lông nách, âm hộ nhỏ bé. Ngoài ra còn có thể có nhiễm sắc thể giới tính.

Có thể là do không phát triển một phần hoặc toàn bộ bộ phận sinh dục. Nếu không phát triển hoàn toàn thì không có hiện tượng kinh nguyệt. Nếu bộ phận sinh dục không phát triển một phần thì bạn nữ vẫn có hiện tượng kinh nguyệt nhưng do kinh bị ứ lại nên không thể ra được.

Về cách chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì cũng tương tự như những người đã bị đau bụng kinh nhiều năm mỗi khi đến tháng. Cơ bản là bạn gái phải giữ tâm lý bình tĩnh, tìm hiểu thông qua mẹ hoặc những người cùng giới trong gia đình. Đối với các em nhỏ chưa nhận thức rõ, mẹ cần quan sát và tư vấn cho con về các biện pháp, tránh tình trạng con lo sợ mà giấu trạng thái của mình, không biết áp dụng các biện pháp vệ sinh phù hợp.

Cách thông thường để giảm đau đó là chườm bụng bằng chai hoặc túi nước ấm; massage bàn chân cho bớt đau, ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn; giã hoặc xắt lát gừng, chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút... Những cách này làm tăng độ nóng ở bụng giúp lưu thông máu tốt hơn. Ngoài ra trong quá trình ra máu, bạn nên massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau hiệu quả.

Nếu đau bụng dữ dội thì dùng thuốc giảm đau nhưng không nên quá lạm dụng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản sau này. Nếu cơn đau quằn quại thường xuyên thì bạn gái cần được thăm khám về chuyên khoa phụ sản để bác sỹ khám và tư vấn cụ thể.

Một số cách khác giảm đau là:

- Luôn giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với nước lạnh

- Vệ sinh vùng kín đều đặn, thay băng vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày

- Không ăn đồ cay nóng, đồ lạnh và không dùng chất kích thích, đồ uống có ga trong thời kỳ này

- Nghỉ ngơi nhiều, không thức khuya, không vận động mạnh

Còn kinh nguyệt ra nhiều ngày kéo dài trên 7 ngày, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại theo chu kỳ, lượng máu mất đi sau mỗi kỳ kinh nguyệt nhiều hơn chu kỳ bình thường. Đây là thời điểm mới bắt đầu hành kinh, chu kỳ kinh nguyệt chưa thực sự hoàn chỉnh vì vậy rong kinh là một dạng rối loạn rất thường gặp. Khái niệm này khác hẳn với rong kinh trong những lứa tuổi khác. Điều này khiến các bé gái trong tuổi dậy thì cũng như phụ huynh vô cùng lo lắng.

Hơn nữa, ra kinh nhiều khiến cơ thể thiếu sắt, bé gái bị xanh xao, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung học hành, ảnh hưởng đến thể chất. Ngoài ra, rong kinh tuổi dậy thì còn là báo hiệu của bệnh lý tiềm ẩn trong hệ sinh dục, bệnh lý huyết học, các rối loạn đông cầm máu. Mẹ không nên chủ quan mà cần thăm khám để can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này.

Thường thì vòng kinh của tuổi dậy thì hay bất cứ lứa tuổi nào cũng là từ 28-30 ngày, tuy nhiên lần có kinh thứ hai của trẻ sẽ đến trong vòng 35 đến 40 ngày kể từ lần đầu tiên mà trẻ có kinh lần đầu. Trong một số trường hợp, có thể phải mất đến 1 hoặc 2 tháng thì trẻ mới có kinh lần thứ 2 sau lần kinh đầu.

Thường các em gái sẽ lo lắng bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì, trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì có sao không hay trễ kinh 6 tháng ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng gì không? Nếu 2 tháng thì có thể do cơ thể nhưng nếu quá lâu thì cần phải đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.

Hiện tượng trễ kinh có thể xảy ra ở hơn 80% nữ giới ở tuổi dậy thì với các nguyên nhân:

Trong giai đoạn này, cơ thể nữ giới đang phát triển, hormone sản sinh không đều khiến thời gian hành kinh chênh lệch nhau vì vậy không cần quá lo lắng vì sau 1 thời gian nhất định, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đi vào ổn định hơn.

Bất kỳ ai lần đầu bị hành kinh cũng sẽ khá bất ngờ vì chưa có sự chuẩn bị trước. Vì vậy đối với việc trễ kinh bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì hay nhiều hơn, quan trọng nhất là điều chỉnh lại tâm lý, tránh lo âu, stress, mệt mỏi. Nếu có vấn đề gì cần giúp đỡ, cơ thể có sự thay đổi cần báo với phụ huynh để được hỗ trợ.

Bạn gái tuổi mới lớn đặc biệt cần chú ý duy trì ăn uống đúng giờ và đủ chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và cân bằng được nội tiết tố. Nếu ăn uống không điều độ có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết nhất là giai đoạn dậy thì.

Mặc dù đối với bé gái thì việc này khó có thể xảy ra nhưng nếu mẹ biết rõ được kỳ kinh của con thì cũng nên trao đổi và hỏi han con kỹ hơn. Tốt nhất không nên loại trừ khả năng này.

Có một số bệnh lý về tử cung hoặc buồng trứng cũng có thể làm trẻ bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì hoặc nhiều hơn. Nếu trẻ bị kinh không đều, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để chăm sóc sức khỏe sinh lý tốt nhất. Không nên ủ bệnh quá lâu khiến bệnh khó điều trị và tốn kém chi phí.

Ở tuổi dậy thì cũng có thể gặp các trường hợp kinh ra ít hoặc thất thường, vì vậy các bé gái cần chú ý hơn trong việc chăm sóc cơ thể, đặc biệt là vùng kín.

Một số cách giúp điều hòa kinh nguyệt đó là:

- Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý, ăn đầy đủ dinh dưỡng

- Uống nhiều nước, hạn chế dùng đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê...

- Duy trì tập thể dục đều đặn, vừa sức

- Giữ tâm lý thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không rửa quá sâu bên trong âm đạo, không nên rửa quá nhiều lần một ngày vì có thể tạo môi trường ẩm khiến vi khuẩn xâm nhập.

- Lựa chọn quần lót phù hợp, khô thoáng

- Thay băng vệ sinh mỗi 4 - 6 tiếng. Không lạm dụng loại băng vệ sinh hàng ngày

Nếu bé gái thấy có các dấu hiệu bất thường ở vùng kín kèm theo bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì, kinh ra quá ít, kinh ra quá nhiều, đau bụng dữ dội, mệt mỏi... cần báo với mẹ để đến bệnh viện để được thăm khám sớm.

Next Post Previous Post