Stress Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Trực Tiếp Đến Mẹ Và Bé
Mang thai là một trong những niềm vui của người phụ nữ nói riêng và của cả một đại gia đình nói chung. Tuy nhiên ở trong giai đoạn thai kỳ người phụ nữ rất dễ bị căng thẳng bởi những áp lực từ nhiều phía, công việc, gia đình và chính bản thân họ. Nội tiết tố thay đổi khiến bản thân họ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Khả năng chịu áp lực cũng giảm đi đáng kể. Nếu không giải tỏa được những căng thẳng stress khi mang thai thì những vấn đề này rất dễ phát triển thành những rối loạn lo âu, trầm cảm khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Stress khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học tại Mỹ thì vấn đề stress sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc với mẹ bầu mang thai lần đầu tiên. Bất cứ điều gì cũng có thể gây ra stress. Có thể stress gây ra điều kinh khủng với mẹ bầu này nhưng lại là điều bình thường với mẹ bầu khác. Tuy nhiên khi đã bị stress thì hầu hết các mẹ bầu đều phải chịu ảnh hưởng nhất định cả về thể chất và tinh thần. Cụ thể:
- Mẹ bầu bị stress khi mang thai thường phải chịu những cơn đau về thể chất như đau ngực, đau tim, tim đập nhanh, đau đầu, rối loạn nhịp thở, giảm thị lực, mệt mỏi, đau và viêm các tuyến cơ, rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
- Khi mang thai tâm lý phụ nữ rất nhạy cảm, nên việc những áp lực gây ra những suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng thần kinh là điều dễ hiểu. Stress khi mang thai gây ra chứng hay quên, lẫn lộn mọi thứ, không tập trung và rối loạn về giấc ngủ.
- Khị bị stress người phụ nữ dễ bị quẩn quanh trong những cảm giác lo âu, tội lỗi, đau khổ, sợ hãi (dấu hiệu của rối loạn lo âu hoảng sợ), thất vọng về bản thân và mọi thứ trong cuộc sống gây ra không ít những khó khăn trong cuộc sống gia đình và công việc của người phụ nữ mang thai. Nhiều trường hợp có những cơn giận dữ, khóc lóc khi bản thân trở nên quá tải.
- Tâm lý người bệnh sẽ thu mình lại khi gặp những tác nhân gây áp lực. tách biệt với xã hội, không phát triển các mối quan hệ xã hội, những mối quan hệ cũ cũng vì thế mà ngày càng trở nên xa cách.
- Người mẹ khi mang rất cần môi trường yên tĩnh và trong lành, không stress để thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Nghiên cứu cho thấy stress mức độ nặng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai lên 3 đến 4 lần trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đồng thời cũng gây ra hiện tượng sinh non trong những tháng cuối thai kỳ. Đồng thời phụ nữ mang thai khi bị stress sẽ sản sinh ra chất coticotrophin hormon (CRH) trong máu làm cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang thai nhi.
- Nếu phải chịu đựng vấn đề này quá dài sẽ khiến mẹ bầu gặp những rối loạn trong ăn uống như ăn uống không kiểm soát hoặc bỏ bữa, từ đó gây ra những rối loạn tiêu hóa nguy hiểm như đau dạ dày, viêm đường ruột (IBD) và viêm ruột kích thích (IBS).
- Một số bệnh tâm lý có nguy cơ mắc khi mẹ bầu bị stress khi mang thai như rối loạn lo âu, trầm cảm trước và sau sinh…
Nếu bạn muốn phát hiện được sớm tình trạng stress của mình hãy đọc bài viết sau: Cách phát hiện dấu hiệu stress sớm ở bạn!
Stress khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi
Khi sức khỏe của mẹ bầu ổn định thì sự phát triển của thai nhi cũng tốt hơn. Do vậy vấn đề stress của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé. Những hệ lụy có thể nhìn thấy luôn khi thai nhi được sinh ra hoặc có thể dai dẳng kéo dài trong sự phát triển của bé sau này. Một số những nguy cơ gây ra cho thai nhi khi mẹ bầu bị stress khi mang thai
- Khi bị stress mẹ bầu thường ăn uống không khoa học, ăn cho có, hoặc biếng ăn do vậy không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi dẫn đến tthai nhi nhẹ cân, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cho trẻ sau này.
- Các nghiên cứu y khoa cho biết ở tuần 32 não bộ của trẻ bắt đầu hình thành và dần hoàn thiện về cấu trúc. Nếu trong giai đoạn này mẹ bầu căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ do những căng thẳng làm gia tăng tần suất co bóp tử cung gây kích ứng vùng nước ối. Lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng não bộ trẻ khi trẻ chào đời.
- Trạng thái căng thẳng kéo dài của mẹ cũng dẫn đến những rối loạn của trẻ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ mật thiết giữa đồng hồ sinh học của mẹ và bé. Một đứa béo sẽ không thể có những giấc ngủ ngon khi giấc ngủ của mẹ bị rối loạn khi mang thai. Đứa trẻ sẽ hình thành đồng hồ sinh học từ trong bụng mẹ. Đồng thời giấc ngủ của mẹ cũng rất quan trọng, giúp trẻ hoàn thiện các cấu trúc của cơ thể.
- Những rối loạn về hành vi thường chỉ hình thành khi bé đã chào đời. Triệu chứng hành vi phổ biến ở trẻ là tự kỷ, tăng động hay trầm cảm nghiêm trọng ở trẻ. Trẻ có những hành vi khác với những đứa bạn cùng trang lứa. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
- Tuy nguy cơ không cao nhưng rất nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh việc mẹ bầu bị stress gây ra những di tật ở thai nhi.
Stress ở phụ nữ mang thai có thể uống được thuốc hay không? Hãy đọc bài viết sau để làm rõ thắc mắc này: Bị stress nên uống thuốc gì?
Cách giảm stress khi mang thai cho mẹ bầu
Stress là một vấn đề xuất hiện bất ngờ, không báo trước và thai phụ rất dễ dàng bị tác động. Một số cách sau đây có thể giúp mẹ bầu phòng tránh stress khi mang thai hiệu quả:
- Không che giấu cảm xúc, luôn luôn bộc lỗ rõ ràng cảm xúc vui buồn của bản thân với gia đình và bạn bè xung quanh. Vấn đề cảm xúc của bản thân mà không được giải tỏa sẽ gây ra những căng thẳng stress cho thai phụ
- Điều chỉnh lối sống khoa học lành mạnh, không thức khuya. ngủ đủ giấc, và ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh toàn diện để cung cấp dinh dưỡng cho con và phòng ngừa stress.
- Tận dụng thời gian nghĩ về những điều tích cực, chuẩn bị hành trang kiến thức chăm sóc và sinh dưỡng của thai nhi, đảm bảo sự phát triển của thai nhi sau này
- Tìm đến tư vấn tâm lý khi gặp vấn đề khiến bản thân lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi
- Luyện tập thể dục đều đặn an toàn mang lại thư giãn cao như yoga, ngồi thiền, để tăng cường sức khỏe và duy trì tinh thần ổn định…
- Sử dụng sản phẩm bổ sung an toàn để giảm căng thẳng, lo âu như . Đây là sản phẩm thuộc nhóm psychobiotics (những chủng lợi khuẩn đường ruột tác động trên tâm trạng) được chứng minh lâm sàng có khả năng điều tiết trạng thái tâm lý, giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và tăng cường ghi nhớ sau stress. Những lợi khuẩn đường ruột này sử dụng an toàn cho mẹ bầu, không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tN 89;t hơn.
Theo benhlytramcam.vn