Thịnh Hành 5/2024 # Cách Tiêu Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Chóng # Top 8 Yêu Thích

Đờm thực chất là chất nhầy được cơ thể sản sinh ra nhằm ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập. Khi quá trình sản sinh và loại bỏ chất nhầy của cơ thể bị mất cân bằng, chúng sẽ ứ đọng lại, tạo thành đờm trong cổ họng và mũi.

Khả năng loại bỏ chất nhầy của trẻ dưới 1 tuổi rất kém nên bé thường xuyên có đờm trong cổ họng, khoang mũi. Đờm tích tụ sẽ gây ra tình trạng khó thở, thở khò khè, từ đó tạo thành phản xạ ho, tống đờm ra ngoài.

Đờm màu trắng đục: Bệnh mới ở giai đoạn đầu, không quá nghiêm trọng.

Đờm có màu xanh hoặc màu vàng: Khi thấy xuất hiện đờm có màu xanh hoặc màu vàng, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được thăm khám. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy bệnh của trẻ đã khá nghiêm trọng.

Thông thường, phần lớn trẻ sơ sinh bị sổ mũi, thở khò khè là do cảm lạnh, cảm cúm. Nhưng cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi… Sở dĩ trẻ dễ bị bệnh là do sức đề kháng còn yếu, rất dễ bị lây bệnh từ người khác hoặc bị vi khuẩn tấn công.

Dựa vào màu sắc đờm, bố mẹ có thể nhận biết tình trạng bệnh của con. Từ đó áp dụng phương pháp chữa trị tốt nhất:

Các cách tiêu đờm cho trẻ nhanh và an toàn

Cách tiêu đờm cho trẻ trong cổ họng

Một số nguyên tắc cần lưu ý trước khi thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ:

Thời điểm thích hợp để vỗ rung long đờm

Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ thích hợp nhất là vào buổi sáng, sau khi trẻ vừa thức dậy. Bởi sau một đêm ngủ dài, lượng đờm ứ đọng trong cổ sẽ nhiều hơn. Đồng thời lúc này trẻ chưa ăn gì, sẽ tránh được tình trạng nôn trớ. Tuyệt đối không thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ ngay sau khi ăn.

Tư thế vỗ rung long đờm

Bên cạnh thời điểm, mẹ còn cần phải chú ý đến tư thế của trẻ khi thực hiện vỗ rung long đờm. Tư thế chính xác là mẹ để trẻ nằm nghiêng sang một bên hoặc ngồi cúi về phía trước hoặc bế vác trẻ. Đây là các tư thế giúp tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.

Vị trí vỗ rung long đờm

Vị trí vỗ chính xác cũng rất quan trọng trong việc giúp trẻ tống đờm trong cổ họng ra ngoài. Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh đúng kỹ thuật là mẹ cần vỗ từ dưới vỗ lên, bắt đầu từ vùng phổi (vị trí của phổi nằm ở ngang lưng). Việc vỗ theo chiều từ dưới lên nhằm mục đích dẫn đờm từ dưới lên họng và miệng trẻ.

Kỹ thuật vỗ rung long đờm:

Tư thế tay

Khi vỗ rung long đờm, mẹ không nên xoè cả bàn tay rồi vỗ vào lưng con. Tư thế tay này sẽ khiến trẻ bị đau. Tư thế tay chính xác là mẹ cần khum 5 ngón tay lại, tạo thành một khoảng trống không khí. Khi đó, trẻ sẽ không bị đau mà còn cảm thấy dễ chịu.

Tránh dùng lực cánh tay để vỗ, sẽ khiến trẻ bị đau. Mẹ nên dùng lực cổ tay để vỗ rung, tạo ra tiếng bộp bộp. Nếu làm đúng tư thế và đúng lực, trẻ sẽ cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu chứ không hề bị đau.

Thời gian vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm cần được thực hiện 10-15 phút mỗi lần. Khi trẻ ho và nôn ra đờm, mẹ cần quan sát màu sắc đờm để liên hệ với nhân viên y tế nếu cần thiết.

Lưu ý: Chỉ nên áp dụng cách xử lý đờm trong cổ họng bằng vỗ rung khi trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng, không thực hiện đối với trẻ bị ho khan.

Cách chữa trẻ sơ sinh có đờm ở mũi

Trẻ sơ sinh có đờm ở mũi là tình trạng diễn ra rất phổ biến, thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, sổ mũi khiến trẻ khó thở, quấy khóc, biếng ăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Nếu tình trạng sổ mũi kéo dài liên tục, có thể là triệu chứng của một số bệnh về hô hấp.

Trước hết, mẹ dùng nước muối sinh lý loại dành cho trẻ em nhỏ vào mũi bé mỗi bên 1-2 giọt. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm và lỏng chất nhầy, tạo điều kiện để hút chất nhầy dễ dàng, đồng thời giúp bé đỡ bị đau.

Đặt bé nằm trên gối hoặc nằm nghiêng sang một bên. Sau đó, dùng tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút đờm, nhẹ nhàng đưa đầu hút vào một bên mũi. Tiếp theo, dùng ngón tay ép nhẹ cánh mũi bên còn lại rồi từ từ thả bóng ra. Lau sạch dụng cụ rồi tiếp tục làm tương tự với bên còn lại.

Nếu sau 5-10 phút trẻ vẫn thở khò khè thì mẹ nên thực hiện hút mũi thêm 1 lần nữa. Tuy nhiên cần lưu ý, không nên hút mũi nhiều hơn 4 lần/ngày. Việc này có thể gây kích ứng niêm mạc khiến cho tình trạng đờm ứ đọng nhiều hơn.

Cách chữa đờm bằng dụng cụ hút đờm cho trẻ sơ sinh

Một số bài thuốc dân gian chữa đờm cho trẻ hiệu quả

Dùng cây rẻ quạt phơi khô

Cây rẻ quạt hay còn gọi là cây xạ can. Rẻ quạt giúp phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp do sự thay đổi của thời tiết rất tốt. Loại cây này cũng được sử dụng phổ biến như một một bài thuốc làm long đờm cực kỳ hiệu nghiệm.

Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng cây rẻ quạt: Lấy lá và củ của cây rẻ quạt phơi khô. Mỗi lần sắc sử dụng 5-6 gr rồi cho trẻ uống.

Dùng quất nấu đường phèn

Chọn những quả quất tươi, không bị dập nát, đem rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó cắt đôi từng quả, bỏ hạt để tránh bị đắng.

Cho đường phèn cùng quất đã cắt vào bát hấp cách thuỷ trong 20 phút đến khi đường phèn chảy ra, quyện vào tinh dầu và nước quất tạo thành dạng siro.

Cho trẻ dùng dung dịch quất đường phèn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Từ xa xưa, quất được coi là loại quả chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khoẻ của con người. Đặc biệt, trong quất có chứa thành phần pectin có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm rất mạnh mẽ. Vì thế, quất được dùng rất phổ biến trong điều trị bệnh ho, là cách trị đờm trong cổ họng lâu ngày hiệu quả.

Cách trị đờm cho trẻ bằng quất tươi đường phèn:

Dùng chanh đào ngâm đường phèn

Chanh đào chọn quả chín, tươi, mỏng vỏ ngâm với nước muối trong khoảng 30 phút rồi vớt ra để khô. Sau đó cắt chanh thành lát.

Đường phèn giã nhuyễn, rải 1 lớp chanh đến 1 lớp đường phèn cho đến khi hết nguyên liệu. Ngâm sau 3 tháng thì có thể cho trẻ dùng được.

Tương tự như quất, chanh đào cũng là loại quả có tác dụng rất tốt trong việc trị đờm cho trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

Dùng lá húng chanh đường phèn

Húng chanh là một loại cây gia vị có rất nhiều tác dụng tốt. Lá húng chanh có khả năng kháng khuẩn rất mạnh do chứa nhiều colein – một hoạt chất có khả năng kháng lại một số loại vi trùng.

Cắt lấy lá và ngọn húng chanh, đem rửa sạch rồi giã nát.

Thêm đường phèn vào húng chanh đã được giã nát rồi mang đi hấp cách thuỷ. Đun nhỏ lửa cho đến khi đường phèn chảy ra hết. Để nguội rồi cho trẻ uống đều đặn hàng ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Dung dịch húng chanh đường phèn trị ho đờm ở trẻ rất tốt. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả, bố mẹ cần kiên trì thực hiện.

Cách thực hiện:

Dùng lá hẹ đường phèn

Hẹ không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà còn được biết đến như một dược liệu có tính kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt. Nó có tác dụng chữa ho, tiêu đờm, đau cổ họng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cực hiệu quả. Ngoài ra, hẹ còn được dùng để điều trị một số bệnh lý khác như viêm tai giữa, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, giun kim.

Cách dùng lá hẹ chữa đờm cho trẻ sơ sinh: Lá hẹ đem rửa sạch, giã nát rồi đem chưng với một chút đường phèn trong 20 phút. Để nguội dung dịch rồi cho trẻ uống hàng ngày.

Dùng rau diếp cá và nước vo gạo

Lấy khoảng 10-15 lá rau diếp cá, đem rửa sạch rồi giã nhuyễn.

Cho thêm nước vo gạo sạch vào rau đã giã nhuyễn, đun sôi khoảng 20 phút rồi lọc bỏ bã.

Khi cho trẻ uống có thể thêm chút đường. Nên cho trẻ uống nước diếp cá sau ăn 60 phút, đồng thời tránh cho trẻ dùng cùng cua, tôm, thịt gà…

Rau diếp cá cũng có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh. Đặc biệt, loại rau này giải độc, giải nhiệt cơ thể rất tốt.

Cách làm hết đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh bằng diếp cá:

Dùng lá xương sông

Lấy 5-6 lá xương sông, đem rửa sạch rồi giã nhỏ.

Sau đó thêm đường phèn vào hấp cách thuỷ cho đến khi đường tan hết.

Để nguội và cho bé dùng ngày 2 lần, đều đặn trong 5 ngày là có thể thấy được hiệu quả.

Lá xương sông không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có tác dụng thông đờm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Dùng nước cải xoong

Cải xoong cũng là một trong những loại dược liệu dễ tìm có khả năng thông đờm cho trẻ rất tốt.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh bằng cải xoong rất đơn giản. Mẹ chỉ cần rửa sạch cải xoong, đem đun đến khi lá chín mềm, để nguội rồi cho trẻ dùng hàng ngày. Tình trạng đờm của trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt sau 3-5 ngày.

Dùng lá khế

Lá khế được biết đến là một loại lá có nhiều công dụng tuyệt vời đối với trẻ nhỏ. Trong đó không thể không kể đến khả năng thông đờm nhanh chóng.

Cách thực hiện:

Lấy lá khế rồi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Cho thêm một vài hạt muối ăn vào rồi cho bé uống sẽ nhanh chóng thông đờm. Đối với những trẻ lớn, mẹ có thể giã nát lá, rắc thêm vài hạt muối rồi cho bé ngậm. Việc nuốt nước lá khế từ từ sẽ cho hiệu quả thông đờm rất tốt.

Dùng lá cải cúc

Để thực hiện bài thuốc tiêu đờm với cải cúc cho trẻ sơ sinh, mẹ cần một nắm nhỏ lá cải cúc và một chút đường phèn. Cải cúc đem rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ rồi hấp cách thuỷ với đường phèn. Mỗi ngày cho trẻ dùng 2-3 lần cho đến khi đờm tan hết.

Dùng lá tía tô

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5gr lá tía tô, 5gr hoa đu đủ đực, một ít đường phèn.

Cách thực hiện: Đem lá tía tô và hoa đu đủ đực rửa sạch, để ráo nước. Sau đó thêm đường phèn vào và hấp cách thuỷ trong 15-20 phút. Chắt lấy nước, để nguội rồi cho bé uống mỗi ngày 2-3 lần.

Lá tía tô được sử dụng trong cảm lạnh, cảm cúm rất phổ biến. Đồng thời nó cũng giúp thông đờm nhầy ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

Các thực hiện bài thuốc thông đờm cho trẻ bằng lá tía tô:

Lưu ý: Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi, có thể thay thế đường phèn bằng mật ong.

Thuốc ho tiêu đờm có tác dụng làm lỏng chất nhầy bảo vệ dạ dày nên dễ làm dạ dày của trẻ bị loét.

Kích thích cơn ho gây co thắt phế quản.

Gây rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, chóng mặt, tăng men gan, phát ban, buồn ngủ, nôn, ù tai, chảy nước mũi quá nhiều, viêm miệng…

Có nên sử dụng thuốc long đờm cho trẻ sơ sinh?

Thuốc long đờm trẻ em có tác dụng làm tiêu chất nhầy tích tụ trong phế quản, khí quản, giúp tống đờm ra khỏi đường hô hấp một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc long đờm. Bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh:

Chính vì vậy, trước khi cho trẻ sử dụng thuốc long đờm, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh. Từ đó kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp với trẻ.

Những lưu ý trong chế độ ăn của trẻ có đờm

Các món ăn lỏng, dễ nuốt: Trẻ ho nhiều sẽ khiến cho cổ họng bị rát và khô. Để tránh làm cổ họng thêm tổn thương và không làm bé bị đau khi nuốt, mẹ nên nấu các món ăn lỏng, mềm, dễ nuốt trôi như súp, cháo…

Tăng cường bổ sung vitamin A và C cho trẻ: Những thực phẩm giàu vitamin A và C hỗ trợ giảm ho, có tác dụng tăng cường đề kháng, bồi bổ sức khỏe cho trẻ rất tốt. Vitamin A và C có nhiều trong các loại rau xanh, củ quả có màu xanh, vàng, đỏ đậm như bưởi, súp lơ, cam, chanh, khoai lang, củ cải trắng…

Thêm tỏi và hành tây vào món ăn của trẻ: Tỏi và hành tây có tác dụng tiêu diệt virus, kháng viêm, từ đó giúp điều trị ho và viêm họng rất tốt.

Cà rốt: Có thể mẹ hơi bất ngờ nhưng cà rốt chính là siêu thực phẩm trị ho cho trẻ. Cà rốt không chỉ tốt cho mắt mà còn hỗ trợ điều trị các vấn đề về hô hấp rất hiệu quả như: ho có đờm, ho khan, viêm phế quản, cảm lạnh, hen suyễn. Đặc biệt, trong cà rốt có chứa falcarinol giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về phổi như viêm phổi, ung thư phổi.

Đối với trẻ đã biết ăn dặm, ngoài việc áp dụng các cách giúp trẻ tiêu đờm nhanh như trên, mẹ cần lưu ý chế độ ăn của trẻ để đạt được hiệu quả điều trị hữu ích.

Món chiên rán: Các thực phẩm chiên rán sẽ khiến hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động quá tải, làm dịch đờm tăng lên và bệnh càng lâu khỏi hơn.

Ngũ cốc chứa tinh dầu: Các loại ngũ cốc có chứa nhiều tinh dầu cũng là thủ phạm làm tăng lương đờm. Ngũ cốc chứa nhiều tinh dầu có thể kể đến như lạc, hạt điều, hạt dưa.

Đồ cay nóng, đồ uống có ga: Những món ăn cay nóng gây kích thích vòm họng làm cho triệu chứng ho càng thêm nặng.

Những thực phẩm nên cho trẻ sử dụng

Thực phẩm cần tránh